Bạn thân
Học sử, thế nào cũng nghiệm ra vài điều lý thú. Nhưng rất nhiều người tìm lại sử, có lẽ cũng chỉ vì không nói thẳng được những lời muốn nói cho chuyện thời nay.
Bản tin báo Lao Động có kể về chuyện “Thầy giáo 26 năm tìm mộ Quang Trung”...
Bản tin viết, thầy giaó này tên Trần Viết Điền, 57 tuổi, “xuất thân” là một giảng viên vật lý ở Trường Đại học Sư phạm Huế.
Thầy kể với nhà biên tập văn hóa Hoàng Văn Minh của báo Lao Động:
“...năm 1986, trong một lần ghé nhà cụ Nguyễn Hữu Đính ở Huế, cụ Đính tâm sự với ông Điền rằng mình đang làm một công trình nghiên cứu công phu về dấu tích lăng mộ Vua Quang Trung, đã gửi đi khắp nơi, nhưng ai cũng... im lặng.
Ông Điền hỏi mượn công trình của cụ Đính về xem thử và “tôi nhào vô từ đó”. Lý do mà ông Điền “nhào vô” là “khi đọc xong công trình của cụ Đính, tôi hiểu được vì sao người ta im lặng. Họ im lặng là bởi cụ Đính đã chứng minh rằng lăng Ba Vành chính là lăng mộ Vua Quang Trung, nhưng các luận điểm để chứng minh lại thiếu thuyết phục (trước giờ người ta cho đó là lăng Đức ý hầu Lê Quang Đại - một vị quan dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát). Tôi tiếp tục chứng minh rằng lăng Ba Vành chính là lăng mộ Vua Quang Trung, nhưng tôi đi theo một hướng mới với những chứng cứ mới, khác hoàn toàn với cụ Đính”.
Nhiều năm sau đó, ông Trần Viết Điền đã đưa ra được rất nhiều chứng cứ quan trọng để chứng minh rằng, lăng Ba Vành không phải là lăng mộ của Đức ý hầu Lê Quang Đại mà chính là lăng mộ Vua Quang Trung. Chứng cứ thuyết phục đến mức, TS sử học Đỗ Bang (bây giờ là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế) đã phát biểu công khai tại một buổi thuyết trình về lăng mộ Vua Quang Trung của ông Điền rằng: “Nếu lăng đó (lăng Ba Vành) không phải là lăng của Hộ bộ Lê Quang Đại thì phải là lăng của Vua Quang Trung, căn cứ trên những tư liệu hiện có”. Tuy vậy, những điều ông Điền nói lại rơi vào im lặng...
Ông thở dài: “Công trình tôi theo đuổi quá dài hơi. 26 năm qua coi như là hết nửa đời người. Nếu người ta kết luận rằng tôi đã sai, tất nhiên là tôi sẽ buồn lắm. Nhưng tôi sẽ thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng cũng có kết quả, chứ để mãi như thế này...”.
“Đôi khi tôi cô đơn và buồn nản vô cùng vì gia đình rất khó khăn, nhưng số tiền tiêu vào việc nghiên cứu quá lớn” - ông nói. Ban đầu bà Hiệp - vợ ông - còn ủng hộ chồng, nhưng sau này bà không ủng hộ nữa vì thấy chồng ngày đi dạy, đêm thức tới 2 - 3 giờ sáng để nghiên cứu tư liệu; rồi cuối tuần phải đi thực địa nên không bao giờ có mặt ở nhà. Kết quả không thấy đâu, chỉ thấy... hậu quả là bao nhiêu tiền của trong nhà ra đi hết....”Tại sao thầy bỏ công tìm mộ nhiều thập niên như thế? Đó quả nhiên là công trình đáng ca ngợi vậy. Tại sao chính phủ Hà Nội bạc đãi công trình này như thế?
Và bao giờ, qua các thế hệ sau, sẽ có ai bỏ công ra tìm mộ các tử sĩ VNCH trong Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa, nơi đang bị nhà nước Hà Nội cho trồng rừng cây để rễ mọc xuyên phá các quan tài?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét