Năm ngoái, trên Dallas Morning News có bản tin như sau:
“Năm 1968, ký giả
Eddie Adams của hãng tin AP đã đoạt giải Pulitzer do chụp được tấm ảnh nổi
tiếng trong chiến tranh VN có tên “Saigon Execution” trong đó Tướng Cảnh Sát
Nguyễn Ngọc Loan cầm súng bắn vào đầu một tù binh VC.
Ông Adams đã qua đời
vào năm 2004 và từng lên tiếng rằng ông không bao giờ thích tấm ảnh này. Theo Donald R. Winslow, tác giả về nhiếp ảnh
“Lens” trên New York Times, lý do là vì ông Adams nghĩ là ông phải đoạt giải
Pulitzer năm 1963 với 1 bức ảnh khác.
Đó là bức ảnh chụp bà Jackeline Kennedy nhận lá cờ Hoa Kỳ gấp
lại được trao cho bà trong lễ tang Tổng Thống Kennedy vào ngày 25-11-1963. Tấm
ảnh cho thấy nét đau buồn lớn lao trong ánh mắt bà Kennedy.
Nhưng trong năm 1963,
giải Pulitzer được trao cho Bob Jackson
khi phóng viên này “chộp” được tấm ảnh vô giá là hung thủ đã sát hại ông
Kennedy, Lee Harvey Oswald, bị kẻ
khác bắn chết khi được đưa từ nhà tù Dallas ra.
Ông Adams đã đầu tư
công sức rất nhiều cho tấm ảnh chụp bà Kennedy vì thế ông ‘ôm nỗi buồn không
nguôi’ khi giải báo chí cao quý nhất về tay một ký giả khác quá may mắn.
Sau đó ông Adams nói thẳng rằng ông rất ân hận là tấm ảnh ông chụp
đã làm “tan nát binh nghiệp Tướng Loan”. Lúc đó ông Loan bắn ông Nguyễn Văn Lem
là 1 tù binh bị bắt trong vụ Tết Mậu Thân.
Ông Adams nói: “Tướng
Loan chỉ làm công việc của ông ta là bắn 1 tù binh”, tôi cũng có thể làm như
ông ta nếu ở vào địa vị lúc đó. Tôi chụp bức ảnh một cách máy móc khi thấy ông
Loan giơ khẩu súng 35 ly vào mặt ông Lem và không chắc khi rửa ra là tấm hình
gì” (bản dịch của Trường Giang).
Năm nay, chưa hết tháng 3, một tác giả ở trong nước tự xưng
là nhà giáo Nguyễn Thượng Long đã lôi
một lúc ra 2 bức ảnh lịch sử, và viết như sau:
“Khi sử dụng tấm hình
Tướng Loan xử bắn Bảy Lốp, tôi không hề để một áp lực nào chi phối bởi tôi luôn
luôn tâm niệm: Trung lập không thiên vị
là phẩm chất phải có của người cầm bút chân chính. (do Lão Móc in đậm) Tôi
rợn người khi thấy nòng súng của Tướng Loan rê vào màng tang đặc công Bảy Lốp,
thì tôi cũng ghê người trước hình ảnh những hố chôn tập thể dân thường được tìm
thấy ở Huế sau Tết Mậu Thân 1968 mà nghi án thủ phạm là những tay súng AK của
phía chúng tôi (!?). Tôi đau khổ nỗi đau của người đồng bào tôi đã ngả xuống ở
đường phố Sàigòn và Huế 1968 thế nào thì tôi cũng xót xa như vậy khi nhìn tấm ảnh Kim
Phúc trần truồng trên đường , dang tay vẫy vẫy vì lửa napan của Mỹ ở Trảng
Bàng, Tây Ninh 1972…”
Và tác giả cho biết sau khi viết các bài về “Trận hải chiến
Hoàng Sa của Hải quân VNCH” và đưa ra bức ảnh cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn
tên đặc công Bảy Lốp thì bị hàng trăm người phê bình, góp ý trách móc tại sao đưa
ra bức hình này.
Và tác giả viết:
"Tôi không tin
hơn 40 năm sau biến cố Tết Mậu Thân và cũng ngót 40 năm sau 30 tháng 4 - những
người lính bị mất bình tĩnh đến thế khi nhìn lại hình ảnh của một thời khói lửa
hận thù phủ trùm lên quê hương, như vậy có thể nói: Dư âm của cuộc nội chiến
tương tàn vừa qua 1954-1975, còn lâu lắm mới ra khỏi tâm thức của người VN”.
Chuyện có vẻ không ổn là trước đó tác giả lại viết: “Lựa chọn bạo lực, lại là bạo lực trong nội
bộ dân tộc với nhau không phải là một lựa chọn tối ưu”; nhưng, sau đó, tác
giả bài viết lại ca tụng:
“Anh Giải Phóng Quân
ơi, tên anh đã thành tên đất nước
Tổ Quốc bay lên bát
ngát mùa Xuân
Từ dáng đứng của anh
trên đường băng Tân Sơn Nhất
Dáng đứng tự hào, dáng
đứng Việt Nam…
Chưa hết, tác giả còn viết tiếp:
“Vâng đã có một thời lãng mạng như thế, một thời trùng trùng
điệp điệp là máu “của những con người như thế” và “… Bởi anh chết rồi, nhưng
lòng dũng cảm, vẫn đàng hoàng nổ súng tiến công”.
Bài viết này không có mục đích tranh luận mà chỉ trình bày sự
thật. Lý do là vì tác giả không phải là
một người cầm bút chân chính như tác giả đã khoe khoang: "Trung lập không thiên vị là phẩm chất
phải có của người cầm bút chân chính”.
Bởi vì tác giả đã lộ rõ là một người cầm bút thiên vị khi viết:
" Tôi rợn người khi thấy nòng súng
của Tướng Loan rê vào màng tang tên đặc công Bảy Lốp, thì tôi cũng ghê người
trước hình ảnh những hố chôn tập thể dân chúng được tìm thấy ở Huế sau Mậu Thân
1968 mà nghi án thủ phạm là những tay
súng AK 47 của phía chúng tôi (!?)”
Chính Lê Minh, người
chỉ huy trận đánh Tết Mậu Thân ở Huế đã nhận trách nhiệm về vụ thảm sát này, mà
sau 44 năm, ông Nguyễn Thượng Long lại viết “nghi án thủ phạm là những tay súng
AK 47 của phía chúng tôi” và lại còn ghi thêm (!?); thì thử hỏi làm sao có thể là “một người cầm bút chân chính”?
*
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trình bày sự thật về
hai bức ảnh về đặc công Bảy Lốp của Eddie Adams và Phan Thị Kim Phúc của Nick Út.
Theo ký giả Al
Santoili thì, “chính Eddie Adams kể lại cho Al Santoli trong “To Bear Any Burden” (trang 182) thì
Eddie đang làm phóng sự chiến tranh cho thông tấn Mỹ AP, khi nghe có trận đánh ở
vùng chùa Ấn Quang (Sàigòn), bèn lái xe tới. Lúc ấy VC đang chiếm chùa Ấn Quang
ở bên trong và đang nả súng vào lính VNCH đang bao vây ở ngoài. Thấy Tướng Loan
đưa cây súng nhắm bắn vào một người bị dẫn đi. Phản ứng tự nhiên là ông ta bấm
máy ảnh. Rồi không nghĩ tới và cứ gửi trọn cuốn phim đi về Mỹ. Vài ngày sau bức
ảnh đó nằm chình ình trên trang nhất của tất cả các tờ báo trên thế giới. Chính
Eddie thú nhận rằng như vậy là bất công không công bằng cho Tướng Loan, vì chính
tên VC này đã giết chết bạn thân của Tướng Loan rồi đâm chết vợ cùng 6 đứa con
và những thân nhân khác. Trong chiến tranh việc giết qua giết lại là điều phải
xảy ra. Eddie bảo rằng nếu đăng hình ấy làm chết cuộc đời chính trị của Tướng
Loan thì ông phải gửi đăng hình tên VC giết 7 người kia mới công bằng, nhưng
Eddie chẳng có mặt vào lúc ấy.
Nếu so sánh hai hành vi sát nhân, thì tội của tên VC nặng hơn
tội của Tướng Loan nhiều. Bởi hắn giết trên trên 7 mạng người, trong ấy gồm có đàn
bà và trẻ con và nhất là hắn tìm đến nhà nạn nhân với quyết tâm hạ sát cả nhà.
Còn Tướng Loan thì giết tên VC trong chiến tranh, lúc hắn bị bắt bắt tại trận đang
đánh chiếm Sàigòn, đang nả súng vào dân chúng và quân đội VNCH.
Tội phá rối trị an và
xâm phạm an ninh quốc gia đó, theo hình luật cũng đáng tội tử hình. Nhưng không
ai được quyền tự xử, nội vụ phải giao qua tòa án, với đầy đủ thủ tục, điều tra,
xét xử và biện hộ.
Do đó mà bức hình này
được thế giới tự do, nhất là dân phản chiến Mỹ coi như bằng chứng hùng hồn về
cái tội lỗi, cái sai lầm của Hoa Kỳ, khi đi giúp một chế độ “sát nhân” như vậy.
Và dĩ nhiên Hà Nội
dùng việc này như một lợi khí tuyên truyền tối đa cho “chính nghĩa” của họ.
Mười ba năm sau chiến thắng, tức vào năm 1983, Eddie Adam trở
lại VN, được mời vào xem Viện Bảo Tàng Chiến Tranh nơi mà CSHN dụ ông rằng bức ảnh
ông ta chụp được trưng bày ở một nơi trang trọng nhất. Eddie trở về Mỹ viết báo
kể lại việc này và bảo rằng: “Nhiếp ảnh
gia Joe Rosethal có bức ảnh nổi danh
ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn về việc chiến thắng của Hoa Kỳ ở Iwo Jima, tôi cũng có
cái danh dự ấy ở Hà Nội”. Nhưng ông lại cho độc giả biết rằng dù CSVN nài nỉ, ông cũng chẳng bao giờ thèm
đặt chân đến cái Viện Bảo Tàng chó chết ấy! (Nguyên văn: “I
never went to the fuckin’ place”).
Được biết, khi Tướng Nguyễn Ngọc Loan qua đời, Eddie Adams có
đến dự tang lễ và đã phát biểu như sau:
“Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi
không muốn ông ra đi như thế này, người ta không hiểu gì về ông ấy” (The guy was a hero, America should be
crying. I hate to see him go this way - Without people knowing anything about
him!)
Theo tôi, những lời nói muộn màng này cũng giống như người ta bôi thuốc lên một vết thương đã thành sẹo.
Nhưng dù sao có cũng còn hơn không! Còn hơn phải nghe một ông cựu Đại Tá QLVNCH
đã từng tuyên bố tại Mạc Tư Khoa vào năm 1992: "Nếu có súng tôi đã bắn nó! (tức Tướng Nguyễn Ngọc Loan)” khi
nhà văn Nguyễn Việt Nữ đọc bài tham
luận “Thư gửi quả phụ Bảy Lốp” để biện
minh cho việc làm của Tướng Nguyễn Ngọc Loan tại Đại hội Nhân Quyền do bà Irena tổ chức vào năm 1992.
*
Một bức ảnh khác cũng được VC lợi dụng để tuyên truyền trong
nhiều năm trời là bức ảnh chụp cô bé trần truồng bị phỏng cháy bởi bom Napal
trong một trận đánh ở Trảng Bàng (Tây Ninh) vào năm 1972 do nhiếp ảnh gia Nick Út chụp. Cô gái tên Phan Thị Kim Phúc.
Nếu cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968 của VC đã đem lại
giải Pulitzer cho Eddie Adams, và đem lại nhiều cay đắng cho cố Thiếu Tướng
Nguyễn Ngọc Loan, thì trận đánh Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 cũng đã đem lại vinh
quang là giải Pulitzer cho Nick Út với bức ảnh chụp cô bé trần truồng tên Phan
Thị Kim Phúc bị phỏng bom Napal tại Trảng
Bàng, Tây Ninh. Bức ảnh này cũng có tác hại không kém bức ảnh Tướng Loan chỉa súng
vào đầu tên đặc công Nguyễn Văn Lốp.
Tấm hình của Phan Thị Kim Phúc không chỉ là vũ khí hiệu quả
trong thời chiến mà ngày nay, trong thời bình tấm ảnh này lại có nhiệm vụ mời Mỹ
trở lại VN. Kim Phúc đã được VC đưa qua Cuba du học, phản chiến Mỹ lợi dụng cô
như một lá bài tuyên truyền đắc lực nhất cho lá bài bang giao và quyên góp tiền
bạc.
Vào ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ năm 1996, Kim Phúc được phản
chiến Mỹ đưa đến bức tường tưởng nhớ 58 ngàn chiến binh Hoa Kỳ tử thương trong
cuộc chiến VN, để bày tỏ sự “tha thức” đồng thời họ cũng đưa một mục sư da đen đóng
vai người lính bỏ bom làm cô ta bị thương. Cả hai ôm nhau diễn trò người nhận tội,
kẻ tha thứ. Thực tế, người mục sư đóng vai phi công bỏ bom ở Tây Ninh chỉ là một
chuyện bịa đặt láo khoét. Cựu Trung Tá hồi hưu Ronald N. Timberlake, nguyên phi công SĐ 1 Không Kỵ ở căn cứ
BearCat Biên Hoà đã viết trên tạp chí Anh ngữ có tên “Vietnam” số ra tháng
4/2000 như sau:
"Câu chuyện láo khoét
này được dựng lên vì nó mô tả được sự gớm ghiếc của chiến tranh, Trảng Bàng là
trận chiến của người VN với người VN. QLVNCH đang chiến đấu chống lại sự xâm
lăng của miền Bắc VN. Liệu cô Kim Phúc biết được người phi công giội bom làm cô
bị thương chính là người cùng xứ sở của cô chứ không phải người Mỹ.”
Sự phổ biến láo khoét này được xem như một chiến lược đắc lực
mà phản chiến Mỹ áp dụng để tuyên truyền, Kim Phúc được bầu làm “Đại sứ Thiện
chí” của UNESCO và đã sáng lập ra tổ chức trong nước Mỹ lấy tên “Kim
Foundation” để quyên tiền dưới tên cô.
*
Trong bài viết “Vọng
niệm 2: Những bức ảnh về chiến tranh năm đó và dáng đứng Việt Nam hôm nay”,
thấy tác giả Nguyễn Thượng Long có liên hệ đến cả bức ảnh của tên Đại Tá Công
An Đỗ Hữu Ca nhìn về phía nhà Đoàn Văn
Vươn với “những tia nhìn từ con mắt mang
hình viên đạn của hận thù” thực lòng tôi không hiểu tác giả muốn nói lên điều
gì. Trong khi đó, bất cứ một người nào đọc bài viết cũng thấy tác giả đã khơi lên
hận thù từ 2 bức ảnh “Hành quyết từ Sàigòn” của Eddie Adams và bức ảnh Phan Thị
Kim Phúc của Nick Út.
Chuyện càng khôi hài và chua xót hơn khi tác giả bài viết lại
lớn tiếng ca tụng hình ảnh của “anh Giải
Phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất/Dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam”.
“Vâng đã có một thời
lãng mạng như thế, một thời trùng trùng điệp điệp là “máu xương của những người
như thế” và “… Bởi anh chết rồi,
nhưng lòng dũng cảm vẫn đàng hoàng nổ súng tiến lên”.
*
Trong thực tế, những
người lãnh đạo đảng CSVN hiện nay ĐÃ VÀ ĐANG PHẢI QUỲ TRƯỚC BỌN BÁ QUYỀN TRUNG
CỘNG thì “anh Giải Phóng quân” hay “anh Quân Đội Nhân Dân” dù có được như ông
Nguyễn Thượng Long ca tụng như thần thánh “Bởi
anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm vẫn đàng hoàng nổ súng tiến lên” cũng đâu
có ích lợi gì cho đất nước Việt Nam?!
Tự xưng mình là “người cầm bút chân chính” mà lại đi viết những
lời ngoa ngôn, xảo ngữ như thế thì chắc chắn: "Dư âm cuộc nội chiến tương tàn vừa qua 1954-1975, còn lâu lắm mới
ra khỏi tâm thức của người Việt Nam” là phải quá rồi!
Điều này chắc chắn là đúng, với ông Nguyễn Thượng Long và những-người-ở-phiá-của-ông!
LÃO MÓC
http://nguyenthieunhan.wordpress.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét