Tình trạng người chăn nuôi sử dụng hoá chất cấm trong chăn nuôi ở các tỉnh phía Nam, trong đó có chất tạo nạc cho lợn, vẫn đang gieo rắc nỗi bất an cho người dân cả nước và khiến cho ngành chăn nuôi một phen khốn đốn.
Không phải chỉ đến khi Bộ trưởng Cao Đức Phát lên tiếng “tuyên chiến” với hành vi mà ông gọi là “tội ác” đó, người ta mới nhận ra đây là hành động vô đạo đức cần bị lên án và trừng trị. Hiện tượng này thực ra đã xuất hiện và được cảnh báo từ lâu nhưng do việc xử lý thiếu nghiêm minh nên nó mới được thể bùng phát đến mức độ kinh hoàng như báo chí đã nêu trong thời gian qua.
Rõ ràng, chính sự lỏng lẻo của pháp luật đã ngầm “khuyến khích” hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí trong trường hợp này nó còn khiến người ta sẵn sàng vượt qua cả những ranh giới đạo đức mà xã hội vốn đề cao.
Thực tế là trong xã hội vi mô (gia đình, nhóm bạn bè, hay câu lạc bộ nhỏ) các quy tắc đạo đức truyền thống (những quy tắc phi cưỡng bách, vốn hình thành tự phát giữa các thành viên của nhóm) đủ khả năng chi phối hành vi của các thành viên tới một mức độ đáng kể: chẳng ai lại muốn người thân hay bạn bè của mình ăn phải thứ thịt siêu nạc độc hại do mình tạo ra đó cả. Tuy nhiên, cũng chính những con người ấy lại sẵn sàng bán những thứ sản phẩm độc hại này cho những người mà mình không quen biết trên thị trường. Ở đây, các quy tắc đạo đức truyền thống (cụ thể là quy tắc không làm điều gì có hại cho người khác) đã không đủ sức điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội vĩ mô ở tầm quốc gia, nơi mà con người vẫn thường giao dịch với những người lạ mặt, và người ta buộc phải viện đến pháp luật, những quy tắc mang tính cưỡng bách vốn ra đời và được áp đặt thông qua một quy trình chính trị, để điều chỉnh hành vi của con người. Và một khi mà pháp luật cũng bất lực nốt thì sự bùng phát của những “tội ác” như trên là thực tế không tránh khỏi.
Theo nhà lý thuyết pháp lý nổi tiếng người Mỹ gốc Áo Hans Kelsen (1881-1974), pháp luật thể hiện bản chất đạo đức, nó liên quan đến cách thức mà cộng đồng cần hành xử sao cho có đạo đức. Pháp luật buộc người ta phải hành xử có đạo đức với những người mà mình không quen biết. Khi một hệ thống pháp luật dung dưỡng cho những hành vi phi đạo đức như đã nói ở trên, hệ thống pháp đó rõ ràng là thiếu đạo đức. Hậu quả là những hành vi “tội ác” như Bộ trưởng Cao Đức Phát lên án sẽ ngày càng nhiều và đạo đức xã hội ngày càng suy đồi.
Một khi pháp luật không còn đủ sức điều chỉnh hành vi giữa các chủ thể trong xã hội vĩ mô và hành vi “tội ác” cứ thế ngày một nhân lên thì chính các quy tắc đạo đức truyền thống vốn chi phối quan hệ giữa người với người trong xã hội vi mô cũng bị ảnh hưởng tiêu cực: Một người đã vì tiền mà sẵn sàng cung cấp cho xã hội những sản phẩm nguy hại như lợn siêu nạc thì rồi đến một lúc nào đó chính đồng tiền cũng sẽ chi phối anh ta trong mối quan hệ với người thân hay bạn bè của mình, biến anh ta thành một con người hoàn toàn khác so với trước. Và đến lúc ấy thì đạo đức xã hội đã suy thoái tới mức độ trầm trọng rồi.
Xã hội sẽ rơi vào hỗn loạn một khi tinh thần thượng tôn pháp luật là một khái niệm xa lạ với người dân, bởi nếu thiếu thái độ tuân thủ tự phát thì vào bất cứ thời điểm nào bộ máy chính quyền cũng chỉ có thể áp đặt nhiều lắm là từ 3 đến 7% toàn bộ quy chuẩn pháp lý thông qua hình thức cưỡng bách thôi. Từ đó người ta có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi là điều gì đang xẩy ra trên đất nước chúng ta khi mà ông Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai nhận xét: “Ngành thú y không thể canh từng ông bán thuốc, bán cám, bán thịt mà cần sự góp sức của nhiều cấp”; còn ông Giám đốc Công an Tiền Giang lại phát biểu: “Một mình công an thì làm sao xuể. Công an lấy đâu ra người để canh bắt từng người vi phạm pháp luật.”
Chắc chắn, cả ngành thú y lẫn ngành công an đều không thiếu người. Thứ mà hai ngành này đang thiếu chung với bộ máy công quyền quá ư cồng kềnh ở Việt Nam hiện nay chính là tinh thần thượng tôn pháp luật, từ người lãnh đạo cao nhất của hệ thống chính trị cho đến nhân viên thừa hành công vụ cấp thấp nhất; phần lớn họ chỉ biết lợi dụng quyền lực mà pháp luật trao cho vì lợi ích cá nhân. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, một khi người lãnh đạo không gương mẫu thì cấp dưới sẽ noi theo và dần dần chính những người chịu trách nhiệm bảo vệ và thực thi pháp luật lại khiến cho người dân nhiễm thói quen khinh nhờn pháp luật, trong khi lẽ ra họ phải góp phần quyết định để hình thành nên ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân. Rõ ràng, hệ thống pháp luật hiện hành chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho đạo đức xã hội – vốn dĩ là nền móng của xã hội – đang ngày càng xuống cấp và dung chứa những mầm mống tai hại cho những bất ổn xã hội trong tương lai./.
L. A. H.
Không phải chỉ đến khi Bộ trưởng Cao Đức Phát lên tiếng “tuyên chiến” với hành vi mà ông gọi là “tội ác” đó, người ta mới nhận ra đây là hành động vô đạo đức cần bị lên án và trừng trị. Hiện tượng này thực ra đã xuất hiện và được cảnh báo từ lâu nhưng do việc xử lý thiếu nghiêm minh nên nó mới được thể bùng phát đến mức độ kinh hoàng như báo chí đã nêu trong thời gian qua.
Rõ ràng, chính sự lỏng lẻo của pháp luật đã ngầm “khuyến khích” hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí trong trường hợp này nó còn khiến người ta sẵn sàng vượt qua cả những ranh giới đạo đức mà xã hội vốn đề cao.
Thực tế là trong xã hội vi mô (gia đình, nhóm bạn bè, hay câu lạc bộ nhỏ) các quy tắc đạo đức truyền thống (những quy tắc phi cưỡng bách, vốn hình thành tự phát giữa các thành viên của nhóm) đủ khả năng chi phối hành vi của các thành viên tới một mức độ đáng kể: chẳng ai lại muốn người thân hay bạn bè của mình ăn phải thứ thịt siêu nạc độc hại do mình tạo ra đó cả. Tuy nhiên, cũng chính những con người ấy lại sẵn sàng bán những thứ sản phẩm độc hại này cho những người mà mình không quen biết trên thị trường. Ở đây, các quy tắc đạo đức truyền thống (cụ thể là quy tắc không làm điều gì có hại cho người khác) đã không đủ sức điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội vĩ mô ở tầm quốc gia, nơi mà con người vẫn thường giao dịch với những người lạ mặt, và người ta buộc phải viện đến pháp luật, những quy tắc mang tính cưỡng bách vốn ra đời và được áp đặt thông qua một quy trình chính trị, để điều chỉnh hành vi của con người. Và một khi mà pháp luật cũng bất lực nốt thì sự bùng phát của những “tội ác” như trên là thực tế không tránh khỏi.
Theo nhà lý thuyết pháp lý nổi tiếng người Mỹ gốc Áo Hans Kelsen (1881-1974), pháp luật thể hiện bản chất đạo đức, nó liên quan đến cách thức mà cộng đồng cần hành xử sao cho có đạo đức. Pháp luật buộc người ta phải hành xử có đạo đức với những người mà mình không quen biết. Khi một hệ thống pháp luật dung dưỡng cho những hành vi phi đạo đức như đã nói ở trên, hệ thống pháp đó rõ ràng là thiếu đạo đức. Hậu quả là những hành vi “tội ác” như Bộ trưởng Cao Đức Phát lên án sẽ ngày càng nhiều và đạo đức xã hội ngày càng suy đồi.
Một khi pháp luật không còn đủ sức điều chỉnh hành vi giữa các chủ thể trong xã hội vĩ mô và hành vi “tội ác” cứ thế ngày một nhân lên thì chính các quy tắc đạo đức truyền thống vốn chi phối quan hệ giữa người với người trong xã hội vi mô cũng bị ảnh hưởng tiêu cực: Một người đã vì tiền mà sẵn sàng cung cấp cho xã hội những sản phẩm nguy hại như lợn siêu nạc thì rồi đến một lúc nào đó chính đồng tiền cũng sẽ chi phối anh ta trong mối quan hệ với người thân hay bạn bè của mình, biến anh ta thành một con người hoàn toàn khác so với trước. Và đến lúc ấy thì đạo đức xã hội đã suy thoái tới mức độ trầm trọng rồi.
Xã hội sẽ rơi vào hỗn loạn một khi tinh thần thượng tôn pháp luật là một khái niệm xa lạ với người dân, bởi nếu thiếu thái độ tuân thủ tự phát thì vào bất cứ thời điểm nào bộ máy chính quyền cũng chỉ có thể áp đặt nhiều lắm là từ 3 đến 7% toàn bộ quy chuẩn pháp lý thông qua hình thức cưỡng bách thôi. Từ đó người ta có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi là điều gì đang xẩy ra trên đất nước chúng ta khi mà ông Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai nhận xét: “Ngành thú y không thể canh từng ông bán thuốc, bán cám, bán thịt mà cần sự góp sức của nhiều cấp”; còn ông Giám đốc Công an Tiền Giang lại phát biểu: “Một mình công an thì làm sao xuể. Công an lấy đâu ra người để canh bắt từng người vi phạm pháp luật.”
Chắc chắn, cả ngành thú y lẫn ngành công an đều không thiếu người. Thứ mà hai ngành này đang thiếu chung với bộ máy công quyền quá ư cồng kềnh ở Việt Nam hiện nay chính là tinh thần thượng tôn pháp luật, từ người lãnh đạo cao nhất của hệ thống chính trị cho đến nhân viên thừa hành công vụ cấp thấp nhất; phần lớn họ chỉ biết lợi dụng quyền lực mà pháp luật trao cho vì lợi ích cá nhân. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, một khi người lãnh đạo không gương mẫu thì cấp dưới sẽ noi theo và dần dần chính những người chịu trách nhiệm bảo vệ và thực thi pháp luật lại khiến cho người dân nhiễm thói quen khinh nhờn pháp luật, trong khi lẽ ra họ phải góp phần quyết định để hình thành nên ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân. Rõ ràng, hệ thống pháp luật hiện hành chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho đạo đức xã hội – vốn dĩ là nền móng của xã hội – đang ngày càng xuống cấp và dung chứa những mầm mống tai hại cho những bất ổn xã hội trong tương lai./.
L. A. H.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét