Mấy tuần nay người ta lên án hiện tượng fan cuồng ở các teen nam, teen nữ. Hầu hết đều phê phán, ít có sự cảm thông, thậm chí còn dùng những từ khá nặng nề: thảm họa thần tượng; hạ thấp nhân phẩm; mất định hướng thẩm mỹ; a dua; bầy đàn…
Mình không khuyến khích cách bày tỏ yêu quí thần tượng của đám teen nhưng mình không hề khó chịu hay nghĩ xấu về hiện tượng này. Mình thương đám con trẻ, thương lắm…
Nhớ hồi bé còn cắp sách đi học. Khi ấy mới có truyền hình, mà là đen trắng, nhà đài chiếu bộ phim “Trên từng cây số” hấp dẫn không thể tả được. Anh chàng Đê-a-nốp đẹp trai làm các cô gái ngẩn ngơ, xuýt xoa, trong đó có mình. Mỗi tối chiếu phim mà phải đi học thêm ở trường là tụi mình tìm cách phá đám. Cử một cậu con trai phá hỏng cầu chì để được nghỉ học về nhà xem phim. Có mấy lần thành công, có mấy lần bị thầy cô phát hiện và thất bại. Đám con gái theo dõi phim thì ít mà để chiêm ngưỡng thần tượng của mình là anh chàng điển trai Đê-a-nốp là chính. Sau từng tập, hỏi tình tiết thế nào chả nhớ đâu, chỉ kể anh ấy làm gì, đẹp như thế nào thôi? Sau khi bộ phim kết thúc, tụi con gái ngẩn ngơ rất lâu vì hàng tối không còn được nhìn thấy Đê-a-nốp đâu nữa…Hồi đó người ta cũng bắt đầu biết kinh doanh thần tượng của giới trẻ. Vài nhà ảnh chụp rồi in ảnh Đê-a-nốp bằng màu hẳn hoi và đem bán. Nhớ là anh trai mình mới đi học ở Hungari về, đi chơi với mình và mấy đứa bạn gái. Hỏi: thích gì? Tất cả đám con gái bảo thích ảnh Đê-a-nốp. Ông anh mua cho mỗi đứa một tấm ảnh nhỏ xíu. Thích lắm. Ngắm nghía suốt. Nhưng chỉ thời gian sau là quên béng Đê-a-nốp “trên từng cây số”… Rồi các diễn viên đóng phim “Cánh buồn đỏ thắm”, “Lút-mi-la và Rutxlan”; “Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt”…lần lượt được giới trẻ kẹp ảnh vào sổ tay của mình, xôn xao bàn tán và bày tỏ tình yêu trong các cuộc chuyện trò. Tất nhiên cách cách bày tỏ sự ngưỡng mộ, thần tượng thời xưa khác với bây giờ. Và không thể đem qui chuẩn ngày xưa để bảo là lịch sự hơn, trí thức hơn, văn hóa hơn và bắt tụi trẻ bây giờ học theo…
Thời đại nào cũng cần có thần tượng. Thế hệ nào cũng cần có thần tượng. Tuổi trẻ nhất định cần thần tượng. Không có thần tượng “nội” thì kiếm tìm thần tượng “ngoại”, mà thần tượng ngoại dễ kiếm hơn, dễ đặt lòng tin hơn…
Một xã hội bị sụp đổ mọi thần tượng thì không thể trách họ khi họ kiếm tìm ở nơi khác, bất chấp chỉ trích từ những người lớn. Bài vở, cách dạy dỗ, giáo dục từ bé dựng lên quanh đứa trẻ những tấm gương (thần tượng) theo qui chuẩn chính trị, đạo đức, giáo dục công dân…Khi lớn lên và biết suy tư, giới trẻ sẽ loại bỏ dần những “tấm gương” mà họ cho không còn phù hợp với đời sống tình cảm, tâm lí, cuộc sống của họ nữa. Họ sẽ giả vờ nói và tuân thủ các “tấm gương” trong khi trả bài, còn trong cuộc sống thì có hệ thống “gương” riêng.
Khi giới trẻ quay ra với đời sống thì thấy thê thảm cũng như trong sách vở: tham nhũng, dối trá, tội ác, giả dối, phù phiếm, giàu nghèo cách biệt, giữa cái biết ở xã hội và cái được dạy dỗ hoàn toàn khác xa…Tụi trẻ bối rối, chới với, hoang mang…Mỗi sáng thức dậy, giới trẻ lại bị đánh cắp mất vài phần trăm lòng tin. Lòng tin đó sẽ bị trừ dần theo năm tháng. Khi không còn tin gì nữa thì họ sẽ không còn cần thần tượng, giống như những người trưởng thành, hiểu rõ lẽ đời. Còn khi còn chấp chới, dở dang thì họ cần thần tượng, cần một tấm gương để lấy lại lòng tin đã bị đánh cắp, bị tổn thất, hao mòn…Đừng khuyên và đề nghị họ là nên biết tiết chế, thể hiện có văn hóa trong biểu đạt tình cảm với thần tượng của họ, trong khi chừng mực là thứ khó kiếm ở cả những người lớn hơn họ nhiều lần, chức vụ cao ngất, bị công chúng săm soi nhiều nhất mà còn không giữ được thể diện…Chừng mực là sự điều tiết của trí tuệ cảm xúc để đạt được sự hài hòa. Đó chính là vẻ đẹp. Cái đẹp là thứ xa xỉ trong xã hội chúng ta…
Chính vì thế mình thương tụi trẻ. Mong họ có được thần tượng xứng đáng. Còn biểu lộ thế nào thì tự họ sẽ điều chỉnh, cuộc sống sẽ điều chỉnh.
Họ hôn chiếc ghế của Bi Rain còn hơn họ hôn chiếc ghế quyền lực có thể đưa họ lên cao và khiến họ mất nhân tính.
Họ thần tượng Big Bang, Kpop đến cuồng điên, ngất lịm còn hơn họ thần tượng trai nọ trở thành ủy viên TW khi mới ngoài 30; gái kia được bầu Chủ tịch HĐQT khi mới 24 tuổi và chưa hề có kinh nghiệm nghề nghịêp cần thiết để lãnh đạo một tập đoàn hơn 2000 nhân viên… Vậy là họ vẫn biết quán xét lựa chọn thần tượng cho mình đấy, phải không bạn?
Bao giờ tụi trẻ được dạy rằng: “Người theo chủ nghĩa hư vô (của con người sáng tạo) là người không biết cúi đầu trước bất kỳ một uy tín nào, không chấp nhận một uy tín nào mà tự mình chưa chứng nghiệm, cho dù nguyên tắc đó được bao phủ một sự kính trọng như thế nào đi chăng nữa…” (Tuốc-ghê-nhép) thì có thể tin giới trẻ sẽ bớt cuồng si vì thần tượng như bây giờ…
Mình không khuyến khích cách bày tỏ yêu quí thần tượng của đám teen nhưng mình không hề khó chịu hay nghĩ xấu về hiện tượng này. Mình thương đám con trẻ, thương lắm…
Nhớ hồi bé còn cắp sách đi học. Khi ấy mới có truyền hình, mà là đen trắng, nhà đài chiếu bộ phim “Trên từng cây số” hấp dẫn không thể tả được. Anh chàng Đê-a-nốp đẹp trai làm các cô gái ngẩn ngơ, xuýt xoa, trong đó có mình. Mỗi tối chiếu phim mà phải đi học thêm ở trường là tụi mình tìm cách phá đám. Cử một cậu con trai phá hỏng cầu chì để được nghỉ học về nhà xem phim. Có mấy lần thành công, có mấy lần bị thầy cô phát hiện và thất bại. Đám con gái theo dõi phim thì ít mà để chiêm ngưỡng thần tượng của mình là anh chàng điển trai Đê-a-nốp là chính. Sau từng tập, hỏi tình tiết thế nào chả nhớ đâu, chỉ kể anh ấy làm gì, đẹp như thế nào thôi? Sau khi bộ phim kết thúc, tụi con gái ngẩn ngơ rất lâu vì hàng tối không còn được nhìn thấy Đê-a-nốp đâu nữa…Hồi đó người ta cũng bắt đầu biết kinh doanh thần tượng của giới trẻ. Vài nhà ảnh chụp rồi in ảnh Đê-a-nốp bằng màu hẳn hoi và đem bán. Nhớ là anh trai mình mới đi học ở Hungari về, đi chơi với mình và mấy đứa bạn gái. Hỏi: thích gì? Tất cả đám con gái bảo thích ảnh Đê-a-nốp. Ông anh mua cho mỗi đứa một tấm ảnh nhỏ xíu. Thích lắm. Ngắm nghía suốt. Nhưng chỉ thời gian sau là quên béng Đê-a-nốp “trên từng cây số”… Rồi các diễn viên đóng phim “Cánh buồn đỏ thắm”, “Lút-mi-la và Rutxlan”; “Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt”…lần lượt được giới trẻ kẹp ảnh vào sổ tay của mình, xôn xao bàn tán và bày tỏ tình yêu trong các cuộc chuyện trò. Tất nhiên cách cách bày tỏ sự ngưỡng mộ, thần tượng thời xưa khác với bây giờ. Và không thể đem qui chuẩn ngày xưa để bảo là lịch sự hơn, trí thức hơn, văn hóa hơn và bắt tụi trẻ bây giờ học theo…
Thời đại nào cũng cần có thần tượng. Thế hệ nào cũng cần có thần tượng. Tuổi trẻ nhất định cần thần tượng. Không có thần tượng “nội” thì kiếm tìm thần tượng “ngoại”, mà thần tượng ngoại dễ kiếm hơn, dễ đặt lòng tin hơn…
Một xã hội bị sụp đổ mọi thần tượng thì không thể trách họ khi họ kiếm tìm ở nơi khác, bất chấp chỉ trích từ những người lớn. Bài vở, cách dạy dỗ, giáo dục từ bé dựng lên quanh đứa trẻ những tấm gương (thần tượng) theo qui chuẩn chính trị, đạo đức, giáo dục công dân…Khi lớn lên và biết suy tư, giới trẻ sẽ loại bỏ dần những “tấm gương” mà họ cho không còn phù hợp với đời sống tình cảm, tâm lí, cuộc sống của họ nữa. Họ sẽ giả vờ nói và tuân thủ các “tấm gương” trong khi trả bài, còn trong cuộc sống thì có hệ thống “gương” riêng.
Khi giới trẻ quay ra với đời sống thì thấy thê thảm cũng như trong sách vở: tham nhũng, dối trá, tội ác, giả dối, phù phiếm, giàu nghèo cách biệt, giữa cái biết ở xã hội và cái được dạy dỗ hoàn toàn khác xa…Tụi trẻ bối rối, chới với, hoang mang…Mỗi sáng thức dậy, giới trẻ lại bị đánh cắp mất vài phần trăm lòng tin. Lòng tin đó sẽ bị trừ dần theo năm tháng. Khi không còn tin gì nữa thì họ sẽ không còn cần thần tượng, giống như những người trưởng thành, hiểu rõ lẽ đời. Còn khi còn chấp chới, dở dang thì họ cần thần tượng, cần một tấm gương để lấy lại lòng tin đã bị đánh cắp, bị tổn thất, hao mòn…Đừng khuyên và đề nghị họ là nên biết tiết chế, thể hiện có văn hóa trong biểu đạt tình cảm với thần tượng của họ, trong khi chừng mực là thứ khó kiếm ở cả những người lớn hơn họ nhiều lần, chức vụ cao ngất, bị công chúng săm soi nhiều nhất mà còn không giữ được thể diện…Chừng mực là sự điều tiết của trí tuệ cảm xúc để đạt được sự hài hòa. Đó chính là vẻ đẹp. Cái đẹp là thứ xa xỉ trong xã hội chúng ta…
Chính vì thế mình thương tụi trẻ. Mong họ có được thần tượng xứng đáng. Còn biểu lộ thế nào thì tự họ sẽ điều chỉnh, cuộc sống sẽ điều chỉnh.
Họ hôn chiếc ghế của Bi Rain còn hơn họ hôn chiếc ghế quyền lực có thể đưa họ lên cao và khiến họ mất nhân tính.
Họ thần tượng Big Bang, Kpop đến cuồng điên, ngất lịm còn hơn họ thần tượng trai nọ trở thành ủy viên TW khi mới ngoài 30; gái kia được bầu Chủ tịch HĐQT khi mới 24 tuổi và chưa hề có kinh nghiệm nghề nghịêp cần thiết để lãnh đạo một tập đoàn hơn 2000 nhân viên… Vậy là họ vẫn biết quán xét lựa chọn thần tượng cho mình đấy, phải không bạn?
Bao giờ tụi trẻ được dạy rằng: “Người theo chủ nghĩa hư vô (của con người sáng tạo) là người không biết cúi đầu trước bất kỳ một uy tín nào, không chấp nhận một uy tín nào mà tự mình chưa chứng nghiệm, cho dù nguyên tắc đó được bao phủ một sự kính trọng như thế nào đi chăng nữa…” (Tuốc-ghê-nhép) thì có thể tin giới trẻ sẽ bớt cuồng si vì thần tượng như bây giờ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét