Phát biểu tại Học Viện Hải Quân Hoakỳ ở Annapolis,
Maryland ngày 10/04/12, Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton đã phản đối các phân
tích, nhất là của giới chuyên gia Trungcộng cho rằng: “Hoakỳ đang ở thời kỳ
hoàng hôn”. Theo Bà: “Tuy đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn về kinh tế, nhưng
Hoakỳ vẫn là cường quốc duy nhất trên thế giới, không có nước thứ hai tương đương,
hoặc có thể thay thế Mỹ tại Á Châu và trên thế giới. Hoakỳ là nước duy nhất có
mục tiêu toàn cầu, có các nguồn tài nguyên và quyết tâm ngăn cản mọi cuộc xâm lăng,
tập hợp các đồng minh chung quanh những dự án bảo đảm ổn định trong các khu vực
nhậy cảm”. Bà kêu gọi: “Các cường quốc đang trỗi dậy hãy hành xử một cách xây dựng
hơn trên chính trường quốc tế”. “Washington không hề bác bỏ vai trò của các cường
quốc đang trỗi dậy, hoặc đẩy các nước đó vào một hệ thống gian trá, nhằm duy
trì sức mạnh của Mỹ. Ngược lại các cường quốc đang trỗi dậy tại Á Châu như
Trungquốc, Ấnđộ, Indonesia đã có thể phát triển phồn thịnh nhờ có một hệ thống
viện trợ quốc tế, mà Hoakỳ đã lập ra và ủng hộ”.
Về mối quan tâm của Mỹ đối với Áchâu, ngoại trưởng
Clinton nói về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bà cho biết: “Tại Hội Nghị
Thượng Đỉnh Đông Á, ở Bali, Indonesia hồi tháng 11 năm ngoái, tổng thống Barack
Obama đã thúc đẩy các cuộc thảo luận, nhằm ngăn chặn nguy cơ xẩy ra xung đột tại
Biển Đông, trong khi Bắckinh lại muốn gạt chủ đề này ra khỏi chương trình nghị
sự”. Bà phê phán lập trường của Trungcộng là: “Cố giải quyết các tranh chấp phức
tạp như vậy, bằng con đường song phương, trực tiếp với từng nước, thì chỉ làm
cho vấn đề thêm rắc rối, thậm chí có thể dẫn đến đối đầu”. Đề cập tới mối quan
hệ với Trungcộng. Ngoại trưởng Mỹ nói thẳng: “Năm 2012 không phải như năm 1912,
khi các bất đồng giữa nước Anh suy tàn và nước Đức đang nổi lên, đã dẫn tới một
cuộc xung đột trên thế giới”. “Chúng ta không tìm kiếm kẻ thù mới. Trungquốc
ngày nay không phải là Liênxô. Chúng ta không ở bên bờ vực một cưộc chiến tranh
lạnh mới tại Á Châu”. “Một nước Trungquốc phồn thịnh thì tốt cho nước Mỹ và một
nước Mỹ phồn thịnh thì tốt cho Trungquốc”.
Giữa lúc ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về chính sách của
Hoakỳ tại Áchâu, và đề cao quan điểm: “Hoakỳ không tìm kiếm xung đột với
Trungquốc” thì soái hạm Gregorio Del Pilar của Philippines bị 2 tầu hải giám của
Trungcộng ngăn trở, khi kiểm tra 8 chiếc tàu đánh cá của Trungcộng đang thả neo
ở ngoài khơi Philippines, nơi mà Trungcộng và Phi có tranh chấp về chủ quyền.
Manila triệu đại sứ Trungcộng lại cảnh báo. Bắckinh gởi kháng thư phản đối, tạo
ra mối căng thẳng tột độ. Liền đó, Hoakỳ và Philippines loan báo tập trận chung
diễn ra trong vòng 12 ngày bắt đầu ngày 16/04/12, với 4,500 lính Mỹ và 2,300
lính Phi ở vùng Trườngsa Biển Đông, đang tranh chấp với Trungcộng, tư lệnh lực
luợng võ trang Philippines, tướng Jessie Dellosa tuyên bố: “Cuộc thao diễn quân
sự nêu bật việc hậu thuẫn quân sự của Mỹ đối với một đồng mình yếu hơn, vào một
thời điểm gay go” “Việc tiến hành sự kiện hàng năm này phản ảnh nguyên vọng của
Philippines muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ với đồng minh chiến lược, cam
kết cần nuôi dưỡng trong bối cảnh khu vực phải đối phó với những thách thức
không ngừng biến đổi”.
Theo thông báo của đại sứ quán Mỹ tại Hànội ngày
16/04/12, vào tuần tới, tại Đànẵng, Hoakỳ và Việtnam sẽ có những hoạt động trao
đổi phi tác chiến giữa hải quân 2 nước trong 5 ngày, kể từ 23/04/2012. Soái hạm
USS Blue Ridge của đệ thất hạm đội Mỹ, cùng với khu trục hạm trang bị tên lửa
USS Chafee và tàu tìm kiếm cứu hộ USNS Safeguard sẽ thả neo tại cảng Đànẵng.
Chuyến thăm này được mô tả là sẽ “tập trung vào những hoạt động phi tác chiến
và trao đổi kỹ năng, trong những lãnh vực như điều khiển và bảo trì tàu”. Thế
nhưng chỉ cần sự hiện diện của chiến hạm Mỹ một cách thường xuyên, cũng làm cho
Trungcộng chột dạ. Mặc dù Trungcộng đã nắm được đảng Việtcộng trong tay, nhưng
cái đảng ấy nó đang rệu rạo muốn vỡ, còn chính phủ Hànội thì tỏ ra khác ý với Bắckinh,
nên Trungcộng phải ra sức giữ cho bằng được quân đội Việtcộng đứng về phía
mình. Bắckinh đã tiến hành cuộc họp của kẻ cầm đầu quân đội Việtcộng là tướng Đỗ
Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng, với tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng
Trungcộng. Tướng Đức vẫn giọng bề trên nói rằng: “Quan hệ quân sự là một phần
không thể tách rời của quan hệ song phương và đôi bên, nên củng cố sự tin tưởng
lẫn nhau, hợp tác trong lãnh vực huấn luyện, gia tăng hoạt động giao lưu giữa
các học viện quân sự và cải thiện sự liên lạc xuyên biên giới trên bộ và trên
biển”. Tướng Tỵ theo xuôi: “Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việtnam
là phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp với Trungquốc”. “Viêtnam sẵn
sàng làm việc với phía Trungquốc để tăng cường hợp tác và duy trì sự tăng trưởng
ổn định của mối quan hệ song phương và quan hệ giữa quân đội với quân đội”.
Xem vậy, Trungcộng chưa dám tin vào chính sách của Mỹ
là “không tìm kiếm xung đột với Trungquốc”. Vì chính Trungcộng vẫn nuôi tham vọng
bành trướng khắp Áchâu, và chưa chịu từ bỏ việc nhận hão toàn vùng Biển Đông.
Thực tế thì Trungcộng chỉ chiếm 13% vùng Biển Đông, nhưng lại khẳng định chủ
quyền đến khoảng 90% diện tích toàn vùng này, nên đã tạo ra tình trạng tranh chấp
với các nước chung quanh. Nếu Trungcộng biết điều và có tư cách của một cường
quốc biết tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng, thì việc hợp tác khai
thác dầu khí ở Biển Đông, như Ấnđộ, Nga đâu có rắc rối gì. Chính vì tham lam muốn
chiếm vùng đặc quyền kinh tế của nước khác làm của mình, nên đã tạo ra bộ mặt
hung hãn hiếu chiến xâm lăng, để cho Hoakỳ danh chính, ngôn thuận trở lại
Áchâu, như một “ông thần hộ mạng” bảo vệ hoà bình và giữ an ninh không thể thiếu
được cho toàn vùng. Thế là dầu khí tuy nhiều vẫn nằm sâu dưới Biển Đông, trong
khi Trungcộng khát dầu từng ngày. Thế rồi đang ở thế công, Trungcộng lại rơi
vào thế thủ, vẫn phải giữ anh Bắc Hàn nghèo đói, khùng điên, ngang bướng làm
trái độn không để cho quân Mỹ có cơ hội áp sát biên giới. Nhưng Bắc Hàn vẫn qua
mặt Trungcộng để phóng hoả tiễn và thử bom nguyên tử, khiến cho Mỹ có cớ tăng cường
sức mạnh quân sự, có thể thiết lập ‘hệ thống lá chắn tên lửa phòng thủ ở Áchâu’
để đề phòng BắcHàn và răn đe Trungcộng. Vẫn cố giữ anh Việtcộng đang chân
trong, chân ngoài, nhấp nhổm ra đi. Vì nền kinh tế Việtnam đang rơi xuống hố thẳm.
Nông dân bị cướp đất, kéo về Hànội kêu oan ngày một đông. Doanh nghiệp trung và
nhỏ phá sản hàng loạt, công nhân thất nghiệp lên cao. Thương nghiệp nhỏ và vừa
vỡ nợ giây chuyền, cộng với Trí Thức và Tuổi Trẻ Yêu Nước sẵn sàng nhập cuộc. Bằng
ấy thứ tập trung vào xuống đường thì Việtcộng chạy đi đâu. Trong khi đó nội bộ
Trungcộng đang rối loạn từng ngày, thời thế đã không còn đứng về phiá cộng sản
nữa.
LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 17/04/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét