Trang

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

ASEAN Trật Đường Rầy?

Nhiều chuyện dồn dập xảy ra với Biển Đông, trong đó các bản tin mang nhiều căng thẳng hơn là bình an.

Chuyện căng thẳng Biển Đông có thể làm trật đường rầy kế hoạch kết hợp kinh tế khối ASEAN năm 2015, theo cảnh báo của Phi Luật Tân.


Đó là cảnh báo của Cayetano Paderanga Jr., Bộ Trưởng Kế Hoạch Kinh Tế Phi Luật Tân, trên tờ Philippine Daily Inquirer hôm 4-5-2012. Ông nói, căng thẳng TQ-Phi về tran chấp bãi cạn Scarborough Shoal nhiều phần sẽ làm trật đường rầy kế hoạch ASEAN xóa sổ biên giới kinh tế các nước vào năm 2015.

Không chỉ Phi hù dọa, mà cả phía TQ: Yu Yong Ding, giáo sư Viện Khoa học Xã Hội TQ, nói trong hội nghị của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB tại Manila, rằng sẽ khó cho các nước Đông Á và Đông Nam Á xóa rào biên giới kinh tế năm 2015 nếu không giải quyết tranh chấp bãi Scarborough ở Biển Đông. Nghĩa là, cả Phi và TQ đều thấy kế hoạch ASEAN sẽ trật đường rầy.

Trong khi đó, báo Inquirer của Phi đăng lời kêu gọi của nhà lãnht ụ dân quyền Loida Nicolas-Lewis rằng Phi Luật Tân phải trừng phạt kinh tế Trung Quốc vì tội dám vào Biển Tây Phi (VN gọi là Biển Đông, TQ gọi là Nam Hải) để giành đảo.

Lewis kêu gọi Quốc Hội Phi ra luật để phạt thuế thật nặng đối với hàng hóa TQ. Tất nhiên, chuyện này khó xảy ra, nhưng nếu Lewis ở VN là kể như bị công an bắt như anh Điếu Cày về tội dám phản đối nhà nước TQ.

Lewis đưa ra lời kêu gọi khả thi khác: mời dân Phi toàn cầu biểu tình trước các tòa đại sứ TQ vào ngày 11-5-2012 vì chủ quyền Biển Đông.

Tuy nhiên,c ó một dấu hiệu lạ: báo China Daily cho biết rằng các bộ trưởng quốc phòng Mỹ-TQ sẽ họp ở Washington để giảm căng thẳng giữa TQ và Phi về tranh chấp Biển Đông: Tướng Tàu Liang Quanglie sẽ họp với Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Panetta.

Nhưng cũngc ó dấu hiệu Phi Luật T6an lạnh cẳng: Tổng Thống Benigno Aquino II nói hôm Thứ Hai rằng ông muốn có hiệp ước với TQ để cho các công ty khai thác dầu chung, tách rời việc tranh chấp lãnh hải Biển Đông.

Chua7 thấy TQ trả lời, có phải là vì TQ muốn ôm trọn gói? Không ai rõ.

Tuy nhiên, báo China Daily hôm 8-5-2012 ghi lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ Hong Lei phản đối Phi Luật Tân đổi tên đảo Huangyan Island (Hoàng Nham) sang tên Panatag Shoal và Phi đang cứu xét gỡ các bảng hiệu trên đảo này liên hệ tới TQ.

Chưa hết, bản tin RFI hôm Thuư Hai 7-5-2012 cho biết TQ sẽ ăn dầm nằm dề ở Biển Đông bằng cách đưa tàu khổng lồ tới làm một hòn đảo nổi giưã Thái Bình Dương để cung cấp mọi nhu cầu cần thiết cho các tàu TQ liên hệ.

Bản tin RFI viết:

“Theo hãng tin Đài Loan CNA hôm 06/05/2012, Trung Quốc đã điều một tàu công xưởng và một đội tàu hỗ trợ đến Biển Đông, nhập vào đoàn tàu đánh cá hiện có của Trung Quốc tại đây. Sự kiện này diễn ra trong lúc việc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng ở Biển Đông đang căng thẳng.

Tàu Hải Nam Bảo Sa 001, một tàu chế biến hải sản khổng lồ 32.000 tấn, và một chiếc tàu dầu 20.000 tấn, hai tàu vận tải 10.000 tấn và ba tàu hỗ trợ có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn sẽ đến tăng cường cho đội tàu đánh cá hiện có từ 300 đến 500 chiếc của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp. Hãng tin CNA dẫn nguồn tin từ Văn Vị Báo, tờ báo Hoa ngữ có trụ sở tại Hồng Kông cho biết như trên.

Hải Nam Bảo Sa là tàu công xưởng chế biến hải sản lớn nhất của Trung Quốc, loại tàu này hiện nay trên thế giới chỉ có bốn chiếc. Trên tàu có bốn nhà máy chế biến, 14 dây chuyền sản xuất và khoảng 600 công nhân. Tàu mẹ và các tàu hỗ trợ sẽ cung ứng các phương tiện cần thiết để chế biến đến 2.100 tấn hải sản mỗi ngày.

Hiện nay, đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc không thể ở lâu trong khu vực vì thiếu phương tiện chế biến. Đội tàu bổ sung này sẽ giúp các tàu cá Trung Quốc có thể đánh bắt tại Biển Đông suốt 9 tháng.

Bên cạnh đó, hôm 26/4 Quốc gia Hải dương Cục của Trung Quốc cũng đã đồng ý «trên nguyên tắc» cho chính quyền tỉnh Hải Nam xây dựng bến cảng tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sở Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ước tính bến tàu này sẽ giúp sản lượng hải sản trong khu vực đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2015, thu về 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỉ đô la).

Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 20/01/1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa.”

Than ôi, làm gì với TQ quả nhiên cũng là bất an. Vậy mà VN lại dính vào 16 chữ vàng, ai biết là Hà Nội đã phải cúng cho đàn anh Bắc Kinh những gì.

Bây giờ mới biết, “đế quốc Mỹ” không thẻm một mét vuông đất nào, không thèm một mét vuông biển nào... trong khi đó, đất nước xã hội chủ nghĩa “Cộng hòa Nhân Dân Trung Quốc vĩ đại” liên tục lấn đất, liên tục lấn biển các nước láng giềng.

Thấy rõ rồi, kế hoạch nào của ASEAN cũng sẽ trật đường rầy, vì Bắc Kinh muốn như thế.

Trần Khải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét