Ngày 29.4.2012, một bài phỏng vấn
hai anh em ông Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh Nhật Tấn, đảng viên Cộng Sản đã bỏ Đảng,
do bác sĩ Phạm Hồng Sơn thực hiện, đã được phổ biến trên Internet nhất là các
diễn đàn. Bài phỏng vấn này có tựa đề
"Khi hai nhạc sĩ, văn sĩ sáng mắt dù có hơi muộn". Ông Huỳnh
Nhật Hải, bỏ đảngViệt Gian Cộng Sản lúc đang giữ chức vụ của Đảng. Ông Huỳnh Nhật
Hải đang giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân kiêm Thành Ủy Viên.
Ông Huỳnh Nhật
Tấn, Phó Giám Đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh Ủy Viên dự khuyết. Đối với
những người "đã được nhuộm đỏ" từ bé (lời ông Hải), hoặc "mở
mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy được sống trong tinh thần của cách
mạng" (Lời ông Tấn). Cha và 2
anh lớn hoạt động cho Việt Gian Cộng Sản, tập kết ra Bắc. Với bề dày "cách
mạng" như vậy mà 2 ông chỉ được giữ những chức vụ tạm gọi là "chẳng
béo bở gì" thật là bất công! Tuy vậy, bỏ Đảng lúc này tức là bỏ cả
"quá trình đấu tranh gian khỗ" như 2 ông thực đáng khen, can đảm hơn
những kẻ khác rất nhiều. Nhưng:
Được hỏi ngoài ảnh hưởng gia
đình, có ảnh hưởng nào "bên ngoài" khiến 2 ông ủng hộ Việt Gian Cộng
Sản, hai ông cho biết:
"Có những trí thức như
giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ, có tên tuổi mà đi với Việt Minh ... cũng lôi cuốn họ
theo Việt Cộng. Nhất là sự hy sinh, có tinh thần kỹ luật, chịu đựng v.v... của
cán bộ Việt Cộng hoạt động bí mật ở trong nhà họ, đã khiến học khâm phục (sic).
Ông Hải cho biết sự hiện diện của quân đội Mỹ cũng là nguyên nhân để họ theo Việt
Cộng.
Hai nguyên nhân này có thể
đúng, nhưng chỉ đúng một nửa! Thật vậy, sau 30.4.1975, đã có một số cán bộ
trong rừng ra, đã gặp những "trở ngại" rất lớn sau khi có sự phân
"giai cấp: Nhất trụ, nhì tù, tam khu, tứ kết. Bám trụ là ở tại chỗ,
hứng bom đạn giữa mặt trận, nhì tù là những kẻ hoạt động bị bắt, tam khu là những
kẻ từ trong rừng ra, và tứ kết là thành phần tập kết trở về. Chẳng những vậy,
những cán bộ Cộng Sản khi thấy Miền Nam là một xã hội nhân bản, no ấm và nhất
là tự do dân chủ đã phải than: "Ăn cơm tù, ở nhà tu, bàn chuyện lãnh tụ,
bây giờ mới biết mình ngu". Ngu là vì những gian khỗ họ chịu không
mang lại độc lập, tự do dân chủ và no ấm cho dân tộc mà công lao của họ chỉ
giúp cho Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản có "thành quả phục vụ Đệ Tam Quốc Tế
Cộng Sản". Tiếc thay, 2 ông Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh Nhật Tấn trẻ tuổi, học
hành và nhất là ở Đàlạt mà không hấp thụ được "văn hóa Đàlạt" tức là
có cái nhìn khách quan, phóng khoáng để nhận định thời thế, ví dụ như ông Huỳnh
Nhật Tấn đã nói "...khi hoạt động trước năm 1975, chúng tôi đã từng cho
một số viên chức chính quyền đọc cả
cương lĩnh của Mặt Trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù
địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là
chuyện hết sức bình thường", mà trái lại, chỉ vì gia đình mà phục vụ
cho Cộng Sản đến sau năm 1975 cũng vẫn nhắm mắt theo VC. Quá muộn là phải.
Riêng ông Huỳnh Nhật Tấn đã có
dịp ở Hà Nội 2 lần, mỗi lần 3 năm, tại sao không có một nhận định gì khi chung
quanh ông ta là tham nhũng, là bóc lột, nhất là không thể nào ông không biết vụ
"Cải Cách Ruộng Đất "long trời lở đất" do Hồ Chí Minh vâng lệnh
Mao Trạch Đông mà phát động, giết trên 200 ngàn người. Chín năm "kháng chiến" giặc Pháp có
khi nào giết hại đồng bào ta lên đến con số đó không? Ông cũng không tìm hiểu tại
sao cả một triệu người bỏ Hồ Chí Minh và Việt Cộng mà chạy vào Nam? Đặc điểm nhất
của Cộng Sản nói chung, Việt Cộng nói riêng rất dễ thấy, dễ biết là "Quản
lý Hộ Khẩu và quản lý lương thực". Đây là hành động giam lỏng nhân dân và
cai trị bao tử của nhân dân. Chỉ 2 "chế độ" này mọi người đều thấy sự
độc ác của Cộng Sản đối với dân như thế nào. Thế mà hai ông vẫn "không
nghe, không thấy, không biết". Cho mãi đến sau này mới "mở mắt".
Quá muộn là phải!
Được hỏi "Những "thực
tế" nào quan trọng nhất khiến 2 ông nhận thức lại Đảng Cộng Sản Việt Nam? Ông Huỳnh Nhật Tấn cho biết "Đó chính là
những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền
tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN.
Về quản lý xã hội, ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp
đặt gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn của lãnh đạo Đảng. Điều
hành kinh tế phản khoa học, ví dụ buộc Đàlạt phải bao nhiêu rau hay các huyện
khác mì(củ mì) mà không cần biết khả năng
và lợi thế về thỗ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân, hoặc việc
giao quyền lãnh đạo về kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa
vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của
người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất
nhiều, so với thời VNCH". Ví dụ như hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng
cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt Trận những những người
đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết
sức bình thường. Nhưng sau năm 1975, mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt
động, kể cả tư tưởng, mà khác với quan điểm của Đảng CSVN thì đều không được chấp
nhận. Báo chí tư nhân , biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất
công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để
chúng tôi nhận thức lại Đảng CSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực mà
không tôn trọng những quyền căn bản của người dân. Đáng lẽ hai ông Hải và Tấn
phải biết cái cảnh khi Việt Cộng mới chiếm Đàlạt, Việt Cộng (trong đó chắc phải
có hai ông) đã chỉ thị cho dân Đàlạt "phá rau để trồng lúa, củ mì và bắp.
Và chỉ mấy tháng sau lại chỉ thị vứt bỏ lúa, mì, bắp và trồng lại rau tươi vì
nhu cầu của "các lãnh đạo".
Trên thực tế sau năm 1975, miền
Nam là môi trường để người Miền Bắc so
sánh chủ nghĩa Cộng Sản với chủ nghĩa Quốc Gia. Miền Bắc cũng là môi trường cho
những cán bộ miền Nam như các ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn nhận biết sự
khác biệt 100% và ai phục vụ dân, ai đàn áp, coi dân chỉ là phương tiện sản xuất
của Cộng Sản. Hình ảnh miền Bắc điêu tàn thế nào, nếp sống của người dân miền Bắc
ra sao, còn miền Nam sống như thế nào v.v... đáng lẽ 2 ông là người miền Nam, lớn
lên và được sự giáo dục của miền Nam, trí óc phải nhạy bén và sáng suốt hơn, nhận
định chính xác hơn và có những quyết định sớm hơn. Trước và sau năm 1975 tại miền
Nam cũng thay đổi theo miền Bắc gần như 100%. Các ông không nhận thấy "Việt
Cộng đi đến đâu, dân chúng chạy khỏi chỗ đó, và chạy theo người lính
VNCH". Một Đàlạt trống vắng tiêu điều, mọi người đều chạy khỏi Đàlạt,
ai không chạy được thì ngơ ngác như kẻ sắp bị hành hình, chỉ còn một số ít người
như gia đình hai ông Hải và Tấn là "hân hoan vui mừng". Thế mà mãi
sau này các ông mới thấy Việt Cộng "điều hành kinh tế phản khoa học"
và không có tự do dân chủ. Quá muộn là phải.
Được hỏi lý do gì khiến hai ông
gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng
kiêm các chức vụ đó? Ông Huỳnh Nhật Tấn trả lời: "Tôi không tin Đảng
CSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường
nói". Và ông Huỳnh Nhựt Hải thì "Tôi không còn động cơ để phấn
đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng nữa". Chẳng những Đảng CSVN
không có ý (chứ không phải không cố ý) đưa đất nước đạt đến tốt đẹp mà trên thực
tế Đảng Cộng Sản cai trị dân còn dã man, độc ác gấp trăm, ngàn lần thực dân
Pháp, và mục đích cuối cùng của Đảng vẫn là ăn cướp của dân, họ là kẻ thù của
dân. Lý do 2 ông đưa ra quả thực có vẻ "đường dài" những không thực tế.
Có thực tế chăng là hai ông đã phục vụ hăng say, phục vụ "nòi" cho Đảng
như vậy mà chỉ được trả công với những chức vụ "chẳng béo bở gì" như
ý phát biểu của ông Huỳnh Nhựt Hải. Quá muộn là phải.
Được hỏi về Hồ Chí Minh, ông Huỳnh
Nhật Hải cho biết "tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là
cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng
30.4.1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau
chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở
trên đỉnh cao quyền lực". Còn ông Huỳnh Nhật Tấn thì cho rằng ông Hồ
Chí Minh chỉ mê quyền lực còn độc lập, tự do dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ
Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó (độc lập, tự do dân chủ) chỉ là những
ngọn cờ để đảng CSVN lôi kéo tập hơp quần chúng và giới trí thức cho mục đích
giành quyền lực cho Đảng CSVN (sic). Đúng, nhưng chỉ đúng một nửa. Hồ Chí Minh
vừa giành quyền lực cho cá nhân Hồ Chí Minh, nhưng nhiệm vuụ chính của Hồ Chí Minh là phục vụ cho Đệ Tam
Quốc Tế Cộng Sản. Với mục đích này, Hồ Chí Minh đem dân tộc và đất nước dâng trọn
cho Cộng Sản Quốc Tế mà Nga hoa là 2 nước
hưởng thụ.
Ở một đoạn khác, ông Huỳnh Nhật
Tấn cho rằng "Ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc,
đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và
thôn tính của Trung Quốc. Nếu không có sự đồng ý, chủ kiến ngoại giao của
ông Hồ Chí Minh thì không thể có tình hữu
nghị Việt - Trung như "môi với răng" và cũng không thể
có Công Hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng...
ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của
Trung Quốc Cộng Sản...". Cuộc
chiến 1945-1954 do Hồ Chí Minh khởi xướng là một cuộc chiến đáng lẽ không có,
nhưng Hồ Chí Minh đã tạo ra do lệnh của Đệ Tam Quốc Tế. Đây là lời thú nhận của
Hồ Chí Minh. Đa phần những người kháng chiến có nhận định sai lầm này vì bị nhồi
sọ. Từ đầu chí cuối, Hồ Chí Minh chỉ là tên lính xung kích của Nga Hoa, hành hạ và giết chết dã man 200 ngàn
dân trong thời bình trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất cũng chỉ vì Hồ Chí Minh
vâng lệnh Mao Trạch Đông vì sợ Mao phê phán là không kiên định lập trường (Cộng
Sản).
Sở dĩ chúng tôi dài dòng về cuộc
phỏng vấn này vì chúng tôi thấy đây là vụ điển hình tiêu biểu cho tâm trạng của
những người đã đem cả cuộc đời đầu tư vào độc lập tự do dân chủ cho dân tộc và
đã bị Hồ Chí Minh và bè lũ Cộng Sản lừa gạt thê thảm. Chúng tôi cũng không phải
đi sâu vào cuộc phỏng vấn này để "hài tội" sáng mắt quá muộn của 2
ông Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh Nhật Tấn, muộn còn hơn không. Bài viết này còn có mục
đích thực tế và cấp bách hơn nữa như tựa đề của bài:
Bỏ Đảng, rồi sao nữa?
Hai ông Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh
Nhật Tấn tiêu biểu cho những người đã nhận thức còn đường Cộng Sản sai lầm, nhận
thức được mình đã phục vụ một Đảng hại dân, hại nước. Qua những câu hỏi, bác sĩ
Phạm Hồng Sơn đã đưa 2 ông Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh Nhật Tần trình bày đầy đủ
chi tiết cần thiết để vẽ nên một bức tranh sống động: những người nghe theo lời
u mê của Hồ Chí Minh và bè lũ của y mà lan xả vào lữa đạn, tạo một "sự
nghiệp phản dân hại nước" ngày càng trầm trọng cho đến nỗi nhiều người đã
thấy Việt Nam có thể biến mất trên bản đồ thế giới!
Nhưng nếu chỉ "bỏ Đảng về
làm người dân" thì chỉ là hành động tiêu cực! Những người dân, nhất là những
kẻ sinh sau năm 1975 cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Họ không có "nợ máu với
nhân dân" (theo cách nói của Việt Cộng) như những kẻ cầm súng chiến đấu dưới
quyền Hồ Chí Minh. Họ không tàn sát dân chúng thành phố Huế Tết Mậu Thân, họ
không cố tình giết người dân Quảng Trị trên Đại Lộ Kinh Hoàng từ Diên Sanh đến
Mỹ Chánh, họ không giúp Hồ Chí Minh đấu tố địa chủ, và những tội ác tày trời
khác đã khiến cho một triệu người Việt chết oan, bị thủ tiêu, bị ám sát... thế
mà họ còn đứng lên, họ còn ý thức trách nhiệm công dân, đứng lên chống lại chế
độ phản dân hại nước. Còn những Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Võ Nguyên Giáp,
Nguyễn Nam Khánh, v.v... đã nướng biết bao nhiêu binh sĩ dưới quyền, tại sao
không nhận trách nhiệm của mình, tại sao không có hành động chuộc tội của mình
với nhân dân?
Theo dõi các vị "nghỉ
hưu", các vị bị loại khỏi quyền lực, thứ quyền lực ngồi trên vàng bạc và bất
động sản v.v....có nhiều vị trong số này cũng có nhận định giống như hai anh em
Huỳnh Nhựt Hải và Huỳnh Nhất Tấn, nhưng nhận định rồi, bỏ đảng là quý vị hết
trách nhiệm hay sao? Không phải một mình Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng mà có thể
đưa đất nước đến bên bờ diệt vong bây giờ! Mà phần lớn nhờ tay quý vị, tay quý
vị quả thực đã nhuộm máu đồng bào. Nói như vậy chúng tôi không cố ý kết án quý
vị, nhưng chúng tôi xin nhắc nhỡ quý vị, đừng để thế hệ con cái cho rằng quý vị
đã bị nhồi sọ, đã bị nhuộm đỏ hay đã bị hướng dẫn tìm về cội nguồn những bầy
đàn leo trèo hái quả trong rừng. Xin quý vị nhớ lại trách nhiệm, nhất là trách
nhiệm đối với những người trong hàng ngũ quý vị đã nằm xuống mà cứ nghĩ mình
"cứu nước". Họ bị quý vị tiếp tay với Hồ Chí Minh mà chỉ thị họ hy
sinh. Đó là sự thật, một trung đoàn tấn công cổ thành Quảng Trị chỉ còn 30 người.
Họ đã chết một cách vô ích và ngày nay gia đình họ chỉ được mấy chữ "gia
đình liệt sĩ". Bỏ Đảng rồi cần phải thay đổi Đảng để dân tộc có cơ hội
giành lại độc lập tự do và dân chủ. Chúng tôi cũng không chê trách hai anh em
ông Huỳnh Nhựt Hải và Huỳnh Nhật Tấn "mở mắt quá muộn" nhưng chúng
tôi cảnh tỉnh 2 ông và quý vị hãy nhận trách nhiệm trước lịch sử. Đừng để những
thế hệ con cháu quý vị khinh chê quý vị. Lúc trước, quý vị bị lừa gạt nên lăn
mình vào lữa đạn để Hồ Chí Minh lập công với Nga Hoa. Hôm nay quý vị đã sáng mắt,
đã nhận định được chính mình đã góp một bàn tay tạo nên tội ác, nhận định rồi vẫn
ngồi yên, coi "không đặng". Có thể đa số quý vị sợ con cháu bị ảnh hưởng
xấu, bị tước bỏ danh nghĩa "hoàng tử", "công nương" đang cầm
đầu những công ty quốc doanh, đang điều khiển những mối lợi to lớn. Quý vị hãy
nghĩ đến những nạn nhân của quý mà cùng dân tộc tiến lên.
Bỏ Đảng rồi, phải đoái tội lập
công kẻo các thế hệ con cháu nguyền rủa.
Lê Văn Ấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét