Trang

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

VẾT NHƠ CỦA NHẬT TIẾN


Phàm những kẻ làm bậy ưa làm chuyện “bênh bậy, cãi bừa”. Như trường hợp 35 ông bà trí thức “bạc đầu, đen óc” viết “Thỉnh Nguyện Thư” xin xỏ hoà hợp hòa giải với bạo quyền VC khi bị dư luận phê phán thì lại làm chuyện “bênh bậy, cãi bừa” chẳng ra làm sao cả. Ông thì chê người chống Thỉnh Nguyện Thư là những người “hành nghề chống Cộng”,“chống Cộng để lấy oai”, ông thì “cãi bừa” là chính quyền CSVN là “có chính danh, chính nghĩa”,“dân chủ và pháp trị”. Trong khi ngay ở trong nước, chính những ông bà tự nhận là “trí thức” cũng phải tự thú nhà cầm quyền CSVN là nhà cầm quyền độc tài, toàn trị và họ bị “đối xử còn thua con bò!”.


Bài viết này xin đề cập đến chuyện “bênh bậy, cãi bừa” của Nhật Tiến - một vết nhơ trong văn học hải ngoại.

Như đã biết, khi chúng tôi viết bài “Máu Mực Bể Dâu” để báo động về việc một số nhà văn ở hải ngoại như Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong…những người chủ trương tạp chí Văn Học đã tiếp tay với các nhà văn ở trong nước như Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái… để mở mặt trận giao lưu văn hoá qua các cuộc hội thảo “Máu và Mực”, hội thảo “Bể Dâu” tấn công vào cộng đồng ngườiViệt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.. Kế đến, dẫn đến việc các nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Phan Huy Đường… những người có tác phẩm xuất hiện trong tuyển tập “Phía Bên Kia Thiên Đường” có mặt trong âm mưu  thâm độc của William Joiner Center (WJC) thuộc trường đại học Massachusetts Boston với dự án “(Re)constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” được WJC dịch ra Việt ngữ là “Tái Xây Dựng Diện Mạo và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài” với 2 cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi.

Đến nay, theo nhà thơ Trần Đăng Khoa ở trong nước thì “WJC - chiếc cầu giao lưu để các nhà văn, nhà thơ ở trong nước đổ bộ vào Hoa Kỳ” đã bị gãy nhịp vì chương trình nghiên cứu để “viết lại tờ căn cước đỏ cho 3 triệu người Việt tỵ nạn cộng sản” đã bị “hà tì”, không còn ai dùng chương trình này để nghiên cứu vì WJC đã bị ông Nguyễn Hữu Luyện và 11 người khác đã dùng tố quyền tập thể kiện ra tòa.

*

Chuyện có vẻ bi hài là những ông bà nhà văn tham gia vào công trình “viết lại tờ căn cước đỏ” cho 3 triệu người Việt tỵ nạn cộng sản, ông bà nào cũng im hơi, lặng tiếng sau khi những sự thật đã được phơi bày. Những ông nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cộng đồng đã tổ chức hội thảo “Máu và Mực”, hội thảo “Bể Dâu” như Nguyễn Quý  Đức đã về Việt Nam mở quán cà phê để sinh sống, “tên tay sai VC” Vũ Đức Vượng đã được VC trả công bằng cách ban cho danh hiệu “Việt kiều yêu nước” và thưởng công cho làm Giám Đốc chương trình SYA (tức School Year Abroad [Niên học nước ngoài]). Như Nguyễn Mộng Giác thì đã được thưởng công cho in quyển trường thiên tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ phổ biến ở trong nước… Cũng giống như Nhật Tiến được cho in quyển “Quê Nhà - Quê Người” với người em là Nhật Tuấn.  Hoàng Khởi Phong, kẻ tự nhận mình là có tội “trốn chạy tổ quốc” thì đã được Đảng và Nhà Nước “tha tội” và đã về sinh sống ở trong nước.

*

Trong khi đó thì Nhật Tiến, sau bao nhiêu năm gậm nhấm đau thương khi ra công “hôn đít bạo quyền VC” nhưng lại bị chúng nó “bạt tai, đá đít”  lại ra công in những quyển sách giối già để gỡ gạc cuối đời, lại tiếp tục làm chuyện ngược đời là đưa con cái, người  nhà  và bọn tà lọt ra“bênh bậy”, còn ông ta thì lại tiếp tục “cãi bừa” đối với những người đã lên tiếng về những việc làm vô liêm sỉ của ông ta.

“Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Bể dâu đá nát vàng phai

Nhà văn, nhà giáo mấy ngài đứng ra

Lom khom ôm đít gian tà

“Trăm hoa vẫn nở” làm quà tiến thân

Trải qua một cuộc phong vân

Hàng thần lơ láo số phần thế thôi

Bây giờ bình tĩnh ra rồi

Cổ còn cà vạt phấn dồi, son tô

Phe lờ cái chuyện bưng bô

Hành trình chữ nghĩa mở show mời chào

Đầu xuân mở trận mưa rào

Son phai, phấn nhạt làm sao đắt hàng?

Trời cao đất rộng thênh thang

Mặt trời tỏa ánh chói chang xuống trần

Chữ tâm quý giá vô ngần

Hữu tài, vô hạnh xoay vần uổng công

Bôn ba Nam Bắc Tây Đông

Chạy qua chạy lại chạy rông suốt đời

Thương ai khuyên nhủ một lời

Một bầy tà lọt che trời được sao?”

Lẽ ra với bài thơ “Che trời được sao?” rất thấu lý, đạt tình của nhà thơ Nguyễn Đạt, chúng tôi nghĩ rằng đã quá đủ để Nhật Tiến nhìn lại mình; nhìn lại chuyện dơ dáng, dại hình của mình; nhưng không, Nhật Tiến lại tiếp tục xua con cái, người nhà và bọn tà lọt làm chuyện “bênh bậy, cãi bừa” chẳng ra là sao cả.

Nhà thơ Nguyễn Đạt cũng đã có lời dạy dỗ tới nơi, tới chốn bà Đỗ Thị Thuấn, em vợ của Nhật Tiến về chuyện bà này ăn nói theo kiểu đá cá, lăn dưa để bênh bậy ông anh rễ; nhưng chắc bà này nghe mà không hiểu người khác nói cái gì đâu.

Nhiều năm trước đây, bà này cũng đã lớn tiếng bênh bậy ông anh rễ Nhật Tiến khi chúng tôi đăng tải bài viết “Lật Tẩy Những Nhà Văn “Đặc công Văn hóa” tại hải ngoại”.

Trên diễn đàn điện tử, bà này lấy bút hiệu là Bút Vàng. Có dư luận cho biết bà là “giáo sư” (sic!) nhưng đọc những dòng chữ viết của bà phản ứng về bài viết “Lật Tẩy Những Nhà Văn, Nhà Báo “Đặc Công Văn Hóa” tại Hải Ngoại” khi bài viết này được đăng tải trên tuần báo Tiếng Dân ở San Jose và sau đó được đưa lên diễn đàn điện tử, Lão Móc cứ tưởng bà này là “chuyên viên bán hàng ở khâu buôn bán thủy sản ở Việt Nam”. Xin mời đọc giả thưởng lãm “những chữ vàng” của bà Bút Vàng Đỗ Thị Thuấn như sau:

“Có lẽ Kiêm Ái (KA) và Nguyễn Thiếu Nhẫn (NTN) hết sức ngu dốt cho nên mới ngậm máu phun người gọi ông Nhật Tiến là “đặc công văn hóa”.

Chắc có lẽ KA và NTN chưa hề biết cuốn The Unwanted” là của ai và do ai dịch thành tiếng Việt thành cuốn “Thân Phận Dư Thừa”!

Phải rồi, trình độ KA chỉ để viết báo lá cải chứ đâu phải để đọc những cuốn sách nổi tiếng quốc tế và được dịch ra làm 16 thứ tiếng như là The Unwanted”. 

Đây đúng là chuyện “Vua chưa lên tiếng mà Thái giám nóng mặt!”

Chuyện buồn cười là bài viết của chúng tôi là một bài được viết lại từ bài thuyết trình của chính tác giả trước hơn 300 đồng hương tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Bắc California do Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California tổ chức cách đây 3 năm (năm 2003) và đã được tác giả cho in lại trong quyển tạp luận “THIÊN HẠ PHONG TRẦN” do tuần báo Tiếng Dân xuất bản năm 2005. Đây là một bài viết có minh danh và tác giả cũng đã lên tiếng nhận trách nhiệm về những điều lên tiếng của mình. Những nhà văn, nhà báo bị tố cáo đích danh trong bài viết đã không thể lên tiếng trả lời trước những bằng chứng, dữ kiện mà chúng tôi nêu ra, thì làm sao một người ngoài cuộc như bà Đỗ Thị Thuấn lại dám kết luận rằng chúng tôi “ngậm máu phun người”?

Sở dĩ nói bà Bút Vàng bênh bậy và viết lách như “một chuyên viên bán hàng ở khâu sản xuất hải sản” ở Việt Nam vì lời lẽ cũng như cách lập luận của bà chẳng ra làm sao cả. Sao lại có chuyện “Có lẽ KA và NTN hết sức ngu dốt cho nên mới ngậm máu phun người.”?

Thế những kẻ khôn ngoan không thể làm chuyện ngậm máu phun người sao?  

Chuyện nhà văn Nhật Tiến công khai ra mặt “hôn đít bạo quyền” cộng sản Việt Nam trong quyển “Nếu Đi Hết Biển” của tên đạo diễn VC Trần Văn Thủy là chuyện không thể chối cãi. Nhà văn Nhật Tiến đã ra mặt công khai xin làm tay sai cho VC khi ông ta hỗn xược tuyên bố những người Việt Quốc Gia chống Cộng tại hải ngoại là “những cái đầu đông đá”. Chắc bà Đỗ Thị Thuấn cũng hãnh diện cùng làm “những cái đầu chảy re” (chữ dùng của nhà văn Hoàng Hải Thủy) như nhà văn Nhật Tiến nên bà mới lên tiếng bênh vực Nhật Tiến bằng những dòng chữ bất chấp lý trí như thế. Chuyện buồn cười là không biết bà Đỗ Thị Thuấn có thù nhơ, oán chạ gì với ông Kiêm Ái mà bà lại lôi ông ta vào một chuyện chẳng mắc mớ gì đến ông ta?! Chuyện minh danh lên tiếng tố cáo Nhật Tiến và một số nhà văn, nhà báo khác là “đặc công văn hóa” là do chính cá nhân chúng tôi, Nguyễn Thiếu Nhẫn. Chuyện này chẳng có dính líu gì tới ông Kiêm Ái. Đề nghị bà Đỗ Thị Thuấn không nên làm chuyện vơ đũa cả nắm một cách lố bịch như thế.

Về chuyện bà đưa ra cuốn sách “The Unwanted” của Kiên Nguyễn, con rễ của ông Nhật Tiến và khoe mẽ là ông Nhật Tiến đã dịch quyển sách này ra Việt ngữ với tựa đề “Thân Phận Dư Thừa” để bào chữa là nhà văn Nhật Tiến không phải là “đặc công văn hóa” nó chẳng ra làm sao cả. Việc ông bố vợ dịch cuốn sách Anh ngữ của anh con rễ ra Việt ngữ nó đâu có làm phai nhạt mùi vị hôn đít bạo quyền của ông Nhật Tiến! Cuốn sách này chỉ được dịch ra 16 thứ  tiếng chứ nếu có được dịch ra 160 thứ tiếng cũng chẳng rửa được vết nhơ của một người cầm bút từng đoạt Giải Thưởng Văn Chương của chế độ miền Nam, từng được quân, dân miền Nam bảo vệ để ông ta được sống yên lành nơi hậu phương, nay, lại ra mặt nịnh bợ nhà cầm quyền cộng sản để được chúng nó cho in sách và phát hành ở trong nước - như những việc mà nhà văn Nhật Tiến đã làm.

Nhiều người, cách đây nhiều năm, đã từng lên tiếng phê bình về hành vi hôn đít bạo  quyền VC của Nhật Tiến. Nhà thơ trào phúng Tú Nạc có làm bài thơ “Bỡn Nhật Tiến” như sau:

“Chim Hót Trong Lồng” (*) lồng hẹp quá

“Thềm Hoang” cỏ dại chẳng ai chơi

Thợ đá lên non bèn đẽo đá

“Mồ hôi của đá” giọt rơi rơi

“Chuyện bé Phượng” xưa giờ đã cũ

Phượng quàng khăn đỏ chuyện hôm nay

“Gặp gỡ cuối năm” thèm cởi mở

Cởi mở ký gì - vén phứa lên

Hoan hô Quốc, Cộng đề huề nhé

Ngày Tới, Nhặt Tiền nhé, Tiến lên!

(*) Các chữ trong ngoặc kép là tên các tác phẩm của Nhật Tiến).

Về chuyện bệnh bậy của bà Bút Vàng, nhà thơ trào phúng Tú Nạc cũng có mấy câu thơ như sau:

“Bút Vàng mà chấm mực đen

Khiến cho cán bút lấm lem sự đời!

Bút Vàng làm chuyện trời ơi

Khiến cho ngòi bút sự đời lấm lem!”

Ở đây, xin không nhắc đến chuyện Nhật Tiến đưa con cái của ông ta là ông Michael Trúc Bùi ra để bêu rếu nhà văn Nguyễn Hữu Nhật đã đến ở nhờ nhà ông ta khi ông này đến California để ra mắt sách, vì chuyện này nó quá thô bỉ, bần tiện đối với những người cầm bút còn có chút lương tâm. - Chuyện này cũng thô bỉ, bần tiện như chuyện Nhật Tiến viết ra giấy trắng mực đen trong quyển sách giối già trách móc nhà thơ Thái Tú Hạp là “cả hai vợ chồng (ông bà Thái Tú Hạp) đều quen biết với ông ta” mà lại đăng tải trên tờ Sàigòn Times bài viết “Máu Nào Đã Đổ Xuống, Mực Nào Đã Viết Ra Trong Cuộc Bể Dâu Này” (sic!).

*

“Nhà văn giao lưu Nhật Tiến viết trong “Lời Nói Đầu” quyển sách gỡ gạc cuối đời là ông ta : “… Một phần vì tôi bận rộn nhiều chuyện phải làm, một phần khác tôi tự nghĩ không nên phí thì giờ vào cái việc săm soi gột rửa gót giày giữa lúc trời đang mưa”.

Tôi trộm nghĩ, chính là cái đầu của Nhật Tiến mới cần gột rửa, không phải gót giày. Bao nhiêu năm sau khi bị Nguyễn Văn Linh cho vào tròng cái trò xiếc gọi là “giao lưu văn hóa”, con chim mồi Nhật Tiến vẫn chưa mở mắt tỉnh ngộ. Ông ta vẫn một mực tin vào “thiện chí” của Đảng, chỉ dám ngậm ngùi than trách Nguyễn Văn Linh mở rồi lại đóng. Mớ bùn lầy giao lưu không nằm dưới chân mà bám quanh bộ óc. Ông ta “tự nghĩ” không nên phí thì giờ vào cái việc “săm soi gột rửa gót giày” là đúng, vì vấn đề không nằm ở chân, mà ở đầu. Để gột rửa cái đầu đặc sệt, không cần nước, không cần xà phòng, mà cần ánh sáng trí tuệ và một chút thiên lương. Đó là những thứ bẩm sinh ai cũng có, nhưng bị rơi rụng dần khi đánh đu với tinh hay tự giam mình vào lồng son chính trị”.

Xin mượn một đoạn trong bài viết “Văn nô xú sử” của tác giả Mõ Làng Văn để chấm dứt bài viết này!

LÃO MÓC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét