Câu hỏi tưởng đơn giản và sơ đẳng, nhưng lại rất liên quan và mang tính thời
sự ở Việt Nam, nhất là vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa. Câu hỏi có phần khó khăn hơn
trong lĩnh vực khoa học xã hội và sử học. Người viết bài này dĩ nhiên là “dân
ngoại đạo” hai ngành đó, nhưng cũng muốn có vài ý kiến xuất phát từ quan điểm
của khoa học thực nghiệm.
Dư luận xôn xao sau bài nói chuyện của Gs Ts Nguyễn Quang Ngọc về “Vấn đề Chủ
quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”. Có ý kiến cho rằng đó không phải là
“nghiên cứu khoa học”, mà chỉ là cóp nhặt những tư liệu lịch sử và trình bày lại
cho một cử toạ gồm những người quan tâm đến vấn đề. Trước đó (18/6/2011) Gs Ngọc
còn có một bài viết trên Tuần Việt Nam với tựa đề “Bằng chứng lịch sử chủ quyền
của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa” nhưng với câu kết như sau:
“Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những trang
đẹp nhất, bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam ta, mà bất cứ người Việt Nam chân chính nào cũng cần phải biết trân
trọng và gìn giữ, không chỉ cho hôm nay, mà còn cho muôn đời sau.”
Có người xem đó là một bài “nghiên cứu khoa học” để phản bác lại những người
cho rằng những gì Gs Ngọc trình bày không phải là “nghiên cứu”. Tôi nghĩ để biết
đó có phải là nghiên cứu khoa học hay không, chúng ta cần phải xem qua nội dung
buổi thuyết trình. Tôi thu thập vài slides của giáo sư Ngọc từ trang web Bảo
tàng nhân học và trình bày lại trong một pdf kèm theo dưới đây. Bạn đọc có thể
theo dõi và tự trả lời xem đó có phải là “nghiên cứu khoa học”.
Trong khi bạn đọc tìm câu trả lời cho riêng mình, tôi sẽ trình bày có vài ý
kiến về định nghĩa nghiên cứu khoa học. Là người từ ngoài ngành nhìn vào khoa
học xã hội, tôi nghĩ có lẽ cần phải phân biệt giữa hai việc (cũng có thể xem là
khái niệm): khảo cứu và nghiên cứu khoa học. Phân biệt hai việc làm này cũng có
thể có ích trong việc xác định những gì giáo sư Ngọc trình bày là khoa học hay
không khoa học.
Khảo cứu (research) bao gồm những việc làm như thu thập dữ liệu, thông tin để
hình thành tri thức. Hiểu theo nghĩa này, đọc một bài báo, một cuốn sách, xem
một bản tin trên đài truyền hình, nghe tin tức từ đài phát thanh, thậm chí truy
tìm trên internet có thể xem là khảo cứu. Những khảo cứu dưới dạng này có thể
xếp vào lĩnh vực mà chúng ta hay gọi là tổng quan (review). Ở Úc, học sinh tiểu
học và trung học phải làm khảo cứu trong chương trình học của họ. Học sinh từ
lớp 4 hoặc 5 đã được huấn luyện cách thu thập thông tin từ internet, báo chí,
sách vở để báo cáo và hình thành một ý tưởng về một vấn đề nào đó, như vấn đề
môi sinh, kinh tế, gia đình, v.v.
Nghiên cứu khoa học (scientific research hay scientific study) khác với khảo
cứu. Khác ở chữ khoa học. Theo quan điểm chung được nhiều người chấp nhận,
nghiên cứu khoa học là qui trình thực hiện một thí nghiệm có phương pháp để kiểm
định một hay nhiều giả thuyết, hoặc để nhằm tìm câu trả lời cho những câu hỏi
chuyên biệt. Dĩ nhiên, “thí nghiệm” ở đây phải hiểu rộng hơn trong khoa học xã
hội. Hai từ quan trọng trong định nghĩa này là có phương pháp và giả thuyết.
Nghiên cứu khoa học phải dựa vào phương pháp khoa học (scientific method). Chính
phương pháp khoa học phân biệt một nghiên cứu khoa học thật với một nghiên cứu
khoa học dỏm (pseudo scientific research).
Nói một cách ngắn gọn, một nghiên cứu có phương pháp khoa học phải được thực
hiện theo trình tự như sau:
Đặt câu hỏi (research question): phương pháp khoa học khởi đầu bằng một hay
vài câu hỏi. Những câu hỏi có thể liên quan đến những gì nhà khoa học đang quan
sát hay có kinh nghiệm. Câu hỏi bắt đầu bằng những tại sao, cái gì, lúc nào, ở
đâu, ai, như thế nào (tức là những why, what, when, where, who và how).
Khảo sát tài liệu liên quan đến câu hỏi: Không ai có thể bắt đầu từ con số 0,
mà phải bắt đầu từ những gì những người đi trước đã làm. Do đó, khảo sát tài
liệu, thu thập thông tin liên quan đến câu hỏi là rất quan trọng để hình thành
một giả thuyết.
Phát biểu giả thuyết (hypothesis): Giả thuyết ở đây là phát biểu mang tính tiên đoán, kiểu như nếu tôi làm điều này thì kết quả sẽ là thế này. Một nghiên cứu mà không có giả thuyết thì không thể xem là nghiên cứu khoa học được.
Phát biểu giả thuyết (hypothesis): Giả thuyết ở đây là phát biểu mang tính tiên đoán, kiểu như nếu tôi làm điều này thì kết quả sẽ là thế này. Một nghiên cứu mà không có giả thuyết thì không thể xem là nghiên cứu khoa học được.
Tiến hành thí nghiệm để kiểm định giả thuyết: Trong khoa học, bất cứ giả
thuyết nào cần phải kiểm định bằng thí nghiệm. Thí nghiệm có thể là thí nghiệm
có kiểm soát hoặc có nhóm chứng (controlled experiment) nhưng cũng có thể là thí
nghiệm tự nhiên (natural experiment).
Phân tích dữ liệu từ thí nghiệm và kết luận: Ở bước này, câu hỏi đặt ra là dữ
liệu thu thập từ thí nghiệm có phù hợp với giả thuyết đặt ra. Không như bên toán
học người ta có thể chứng minh một định lí hay một phát biểu, trong khoa học
thực nghiệm và khoa học xã hội, không có chuyện chứng minh giả thuyết, mà chỉ có
vấn đề dữ liệu có nhất quán với giả thuyết hay không mà thôi.
Truyền đạt kết quả và kết luận: Một nghiên cứu không thể xem là hoàn tất nếu
kết quả chưa được công bố cho đồng nghiệp và công chúng biết và phản biện. Nơi
công bố không phải là những báo chí đại chúng, mà là các tập san khoa học chuyên
ngành có bình duyệt (peer review) hoặc ít ra là trong các hội nghị khoa học có
bình duyệt.
Quay lại bài của Gs Ngọc, đọc qua nội dung của những slides cho thấy giáo sư bắt đầu bằng giải thích về 5 hình thức “đắc thụ lãnh thổ”, sau đó là quá trình khai chiếm biển Đông, trình bày một số dữ liệu (bản đồ) cổ về biển Đông và ghi chép của các giáo sĩ phương Tây, vương triều Nguyễn xác lập chủ quyền trên Hoàng Sa – Trường Sa, thực trạng tranh chấp, và những việc mà ông cho là cần làm. Không thấy kết luận. Đọc tựa đề “Vấn đề Chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”, người ta kì vọng một câu trả lời cho những vấn đề, nhưng trong thực tế, ông có một kết luận rằng “cần phải hiểu đúng chủ quyền trên biển theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển”. Không biết câu này ông nói cho người Việt Nam hay giới cầm quyền ở Bắc Kinh.
Quay lại bài của Gs Ngọc, đọc qua nội dung của những slides cho thấy giáo sư bắt đầu bằng giải thích về 5 hình thức “đắc thụ lãnh thổ”, sau đó là quá trình khai chiếm biển Đông, trình bày một số dữ liệu (bản đồ) cổ về biển Đông và ghi chép của các giáo sĩ phương Tây, vương triều Nguyễn xác lập chủ quyền trên Hoàng Sa – Trường Sa, thực trạng tranh chấp, và những việc mà ông cho là cần làm. Không thấy kết luận. Đọc tựa đề “Vấn đề Chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”, người ta kì vọng một câu trả lời cho những vấn đề, nhưng trong thực tế, ông có một kết luận rằng “cần phải hiểu đúng chủ quyền trên biển theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển”. Không biết câu này ông nói cho người Việt Nam hay giới cầm quyền ở Bắc Kinh.
Đối với những ai mới tìm hiểu về Hoàng Sa – Trường Sa, tôi nghĩ những thông
tin Gs Ngọc trình bày cũng có ích. Đối với những ai quan tâm và theo dõi vấn đề
chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa thì những gì Gs Ngọc trình bày không có gì mới.
Người ta có thể vào trang web nghiên cứu biển Đông, đọc sách của tác giả Nguyễn
Nhã, Đinh Kim Phúc, v.v. còn có nhiều thông tin hơn. Chẳng những không có gì mới
mà những thông tin ông cung cấp có vẻ quá đơn giản, không đầy đủ. Chẳng hạn như
trong phần “thực trạng tranh chấp”, giáo sư Ngọc không đề cập đến sự kiện chính
quyền China tấn công và xâm chiếm Gạc Ma vào năm 1988 và trước đó hải chiến với
VNCH (Hoàng Sa) vào năm 1974. Một thiếu sót khó hiểu và đáng ngạc nhiên! Không
rõ những gì giáo sư trình bày có phải là tri thức mới (vì những dữ liệu trong
những slides đó đã có trong sách và các nguồn đã công bố từ lâu). Cũng không rõ
những thông tin giáo sư trình bày có cái gì là của chính giáo sư nghiên cứu và
sáng tạo ra, hay là những thông tin của người khác mà ông chỉ thu thập và trình
bày lại. Không rõ nghiên cứu đã công bố ở tập san nào có bình duyệt hay chưa,
nhưng một điều khá chắc chắn là nghiên cứu của ông chưa công bố trên một tập san
quốc tế nào (vì tìm trong SSCI không thấy bài nào của ông). Có thể kết quả được
trình bày trong một báo cáo nghiệm thu chỉ có một số ít được đọc.
Nếu đối chiếu những định nghĩa và qui trình trên đây, chúng ta dễ dàng thấy
những gì Gs Ngọc trình bày có lẽ được xếp vào loại “khảo cứu” hay một exercise,
chứ không phải là một công trình “nghiên cứu khoa học”. Thật ra, đối với vấn đề
chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, có lẽ khảo sát và lí luận là thích hợp hơn.
Chúng ta cần những lí luận sắc bén trên cơ sở pháp lí và logic, với cơ sở chứng
cứ từ khảo sát, chứ không cần những khảo sát thuần tuý thu thập dữ liệu. Dữ liệu
mà không được biến thành thông tin thì đó là dữ liệu không có ích. Chúng ta
không cần những nghiên cứu để viết nên những câu chữ mang đậm tính rhetoric và
cảm tính như “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những
trang đẹp nhất, bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam ta.” Chúng ta rất cần những công trình lí luận về pháp lí
để nói với giới học thuật quốc tế (chứ không phải những khảo cứu dành cho báo
chí đại chúng) về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam.
Nhưng chắc chắn nghiên cứu khoa học cũng có vai trò trong vấn đề Hoàng Sa –
Trường Sa. Nghiên cứu khoa học về chủ đề gì và tiếp cận ra sao? Tôi nghĩ cách
tiếp cận trong Eden in the East là một cách để chúng ta tham khảo. Tôi nghĩ đến
những nghiên cứu phân tích về thời điểm hình thành và nguồn gốc của thực vật,
gia cầm trên các đảo và mối tương quan với thực vật và động vật trên đất liền.
Đó cũng là một đóng góp đáng kể để chúng ta có thêm chứng cứ khoa học về chủ
quyền của Việt Nam trên hai quần đảo.
Nguồn: Blog Nguyễn Văn Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét