1. Ở Đức, hầu như ai cũng viết ''Hallelujah'' và đọc /hal/ ở âm đầu. Tuy nhiên, có thể viết chữ ấy không có mẫu tự H ở trước, tức là: Allelujah. Tôi cũng viết và đọc theo cách đầu vì nó thông dụng hơn.
Ngoài ra, theo bài hát, chữ ấy là ''một tán thán từ'' nói lên sự vui mừng, chúc tụng, tôn vinh... Chữ ấy còn là danh từ. Mà danh từ trong tiếng Đức thì phải được viết hoa. Ví dụ: ein Allelujah (Hallelujah) singen: Hát bài chúc tụng, ca khen, vinh danh...
2. Người Anh cũng viết chữ ấy theo hai cách như đã nói ở phần 1.
3. Người Pháp chỉ viết: Alléluia. (Mẫu tự A hoa nếu chữ ấy ở đầu câu.) Mẫu tự ''ia'' do ''jah'' là cách viết gọn của chữ Jahvé... (Hallelu-Ya) Cũng có thể hiểu như sau: ''Louez Yahvé'' (Hãy chúc tụng Chúa) được phát âm thành ''Louez Yahvé!'' Trong tiếng Ả Rập, có câu: "Ya Akhi" (Mon frère: ''Bạn ôi!'' để chỉ sự vui mừng.) Halleluya sang tiếng Pháp là: "Oh! Mon Dieu. Ôi, lạy Chúa!" Trong Tin Mừng theo Thánh Marcô 15, 34, có câu bằng tiếng Do Thái: ''Êlôi, Êlôi, lama sabacthani!" (Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ con? - Elai! Elai! Lama sabachtani? - Mon Dieu! Mon Dieu! Pourquoi m'as-tu abandonné?) Người Việt mình dùng chữ ''lạy'' là để chỉ sự tôn thờ, tôn kính... Người Hồi Giáo thì dùng từ Allah cũng để chúc tụng, kêu cầu Danh Chúa. Tiếc rằng Hồi Giáo ở Mã Lai (?) đã đốt trên mười bốn ngàn cuốn Kinh Thánh của Công Giáo có chữ Allah! Hình như, Nhà Nước bên ấy đã cho phép người Công Giáo sữ dụng lại Danh Xưng này.
4. Chữ này được lấy gốc của từ Do Thái: hallal (hâlal), hillel có nghĩa: chúc tụng, tôn vinh... (Hallelujah: הללויה)
5. Tiếng Hy Lạp thì: Hallêlouia (Αλληλούϊα).
6. Người Công Giáo Việt đã quen viết và đọc: Alleluia. Cuốn Phụng Ca III ở Đức thì ghi: Halleluia.
Kính chúc quý Vị Ngày Lễ và Mùa Phục Sinh an lành.
Kính mời quý Vị nghe ca khúc Hallelujah ở trong nhà hàng:
Đaminh Phan văn Phước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét