Trang

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

HN Tăng Cường Đối Tác Úc Việt?

Gần như cùng thời gian có hai tin đáng chú ý liên quan đến tình hình Úc với Mỹ và Úc với Việt Nam.

Ngày 28 tháng Ba, năm 2012, chánh phủ Úc cam kết cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ Úc làm căn cứ cho các máy bay dọ thám không người lái, sau khi một đơn vị đầu tiên Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ quân làm tiền trạm cho lữ đòan TQLC Mỹ đến trú đóng ở hải cảng Darwin, theo thỏa thuận của Mỹ và Úc mà TT Obama đã công bố trước Quốc Hội Úc trong chuyến đi Đông Nam Á của Ông.

Đây là chuyến đổ quân và đồn trú thường trực đầu tiên của Mỹ tại Úc trong lịch sử đồng minh chiến lược của Mỹ trước Thế Chiến 2 đối với một quốc gia cùng văn hóa Anglo- Saxon, cùng nói tiếng Anh, một quốc gia Tây Phương duy nhứt ở Á châu.


Báo Mỹ Washington Post còn cho biết quân đội Hoa Kỳ còn có thể sử dụng quần đảo Cocos, một quần đảo san hô ở Ấn Độ Dương ngoài khơi tây bắc Úc, làm căn cứ cho các máy bay do thám không người lái.

Ngòai ra Mỹ còn có thể sữ dụng thành phố Perth của Úc làm căn cứ hải quân cho hàng không mẫu hạm và tàu lặn lọai tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử của Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong vùng.

Nhưng chuyển động này của Mỹ và Úc làm cho Trung Cộng càng thêm lo ngại trước những biến động Mỹ dồn dập trở lại Á châu.

Và tin kế tiếp là tân Bộ trưởng Ngoại giao Úc Bob Carr đến VN đầu tiên trong chuyến công du ba nước Đông Nam Á VN, Campuchia, Singapore.

Ngọai Trưởng Úc nói thẳng thắn “Quan hệ với Việt Nam hết sức thiết yếu đối với sự can dự của chúng ta vào khu vực, nơi Việt Nam đang trở thành một chủ thể ngày càng quan trọng.”

Và trước chuyến đi dến VN này của Ngọai Trưởng Úc, Úc và VN có mở cuộc họp đối thoại chiến lược hỗn hợp Ngoại giao Quốc phòng Việt – Úc , được tổ chức lần đầu tiên vào hạ tuần tháng Hai vừa qua tại Canberra.

Những chuyển động này dù những nước nào có liên quan không minh thị nói ra, nhưng hành động mặc thị cho thấy một liên kết đang thành hình nếu không phải là một vòng vây thì cũng là một thế trận ngăn cản đà bành trướng của Trung Cộng.

Trong đó Việt Nam Cộng sản hay nhà cầm quyền CS Hà nội chỉ đứng hàng thứ hai, chớ không phải hàng đầu như Úc và Ấn đi trực tiếp với Mỹ. VNCS tham gia thế cờ này qua Úc và Ấn. VNCS là nước thiệt hại nhiều nhứt về đảo và biển trong đà bành trướng của TC. Bản đồ lưỡi bò do TC áp đặt chiếm 80% lãnh hải Biển Đông của VN. Hai đảo Hòang sa và Trường sa của VN mất gần hết. VN đưa sư tăng ra trụ trì chùa, TC cũng phản đối. Ngư dân VN bị TC bắn, gíết, bắt, tịch thu tàu, đòi tiền chuộc, tiền phạt nhiều nhứt so với các nước tranh chấp vùng đảo này. VNCS phản ứng yếu ớt nhứt, chỉ tòan lời nói suông, khác với Phi luật tân tung phi cơ, tàu chiến ra ngăn chận.

Nhưng xét cho cùng kỳ lý, CS Hà nội có lý do để đứng đằng sau trong việc các nước đối phó với TC. Người Việt có câu, bà con xa không bằng láng giềng gần. Câu này có hai nghĩa. Tích cực láng giềng tốt thì rất hữu ích, láng giềng xấu thì rất tai hại, tai hại như nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. Nhứt là con khỉ đó là con khỉ đột không lồ đã từng vùi dập VN suốt 1,000 năm, ba lần Bắc thuộc trong dòng lịch sử Việt 4000 năm.

Và kinh nghiệm những anh hùng dân tộc Việt sau khi đánh đưổi quân Tàu, suốt bao nhiêu triều đại độc lập, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê sau khi đánh đuổi quân Tàu xong, giành được độc lập thì sai sứ sang Tàu cầu phong, để có thì giờ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại quốc gia, phục hồi lại nội lực dân tộc đã quá tiêu hao khi đánh đuổi quân Tàu.

Riêng nhà cầm quyền CS Hà nội lâm vào hòan cảnh khó khăn hơn các triều đại khác trong lịch sử. Quân Tàu đã dùng chủ nghĩa CS, tình đồng chí khống chế đảng CS cầm quyền ở VN, như đã cấy “sinh tử phù” trong chuyện chưởng của Kim Dung vậy.

Còn đối với nhân dân VN, CS Hà nội không thống nhứt được, không tạo được nội lực dân tộc, không thể dựa vào dân để tỏ ra độc lập, tự chủ trước quân Tàu.

CS Hà nội cũng không thể vận dụng chiến lược các nước Á châu Thái bình Dương kết họp để bao vây ngăn chận TC. Đa số các nước đứng hàng đầu trực diện đối phó với TC là những nước theo thể chế tự do, dân chủ, nhứt là Mỹ, Ấn, Úc, Nhựt, Nam Hàn, Phi, Nam Dương, Mã Lai và Singapore.

Nên do hòan cảnh nội bộ mất thế nhân dân đối với nhân dân VN và kẹt tình “đồng chí” thực chất là quan thầy của CS Bắc Kinh, CS Hà nội chấp nhận làm người kép phụ. Họ đành chấp nhận những mất mát biển đảo mà TC đã thực sự cưỡng chiếm và tuyên bố thuộc chủ quyền của TC, chỉ phản ứng bằng lời nói suông để dân chúng VN bớt “chửi” là thông đồng với TC, mãi quốc cậu an, cầu vinh. Họ cố gắng hạn chế những mất mát thêm biển đảo khi tham gia làm kép phụ cho thế liên minh của Mỹ.

Mà CS Hà nội muốn làm kép chánh đứng hàng đầu như Ấn và Úc, Nam Hàn, Phi cũng không được với Mỹ. Vì một lẽ rất dễ hiểu thôi, VNCS là một nước theo chế độ CS, do CS Hà nội thống trị. Vì lý do này hay lý do khác, nhu cầu này hay nhu cầu kia của Mỹ, trên phương diện luật pháp và dân chúng Mỹ, Mỹ chỉ coi VNCS là đối tác chiến lược, chớ không thể là đồng minh chiến lược với Mỹ được. Một dấu chỉ quá rõ, là khi CS Hà nội muốn mua vũ khí của Mỹ, từ Ngọai Trưởng Hillary Clinton của chánh quyền Dân Chủ Obama đến Thượng nghị sĩ McCain cựu ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa, một thượng nghị sĩ hàng đầu có thế lực ở Mỹ; cả hai vị Dân chủ lẫn Cộng Hòa đều trả lời khéo với Hà nội, là VN phải cải thiện nhân quyền, tức chuyển hóa tự do, dân chủ thì mới có thể mua vũ khí của Mỹ được. Mỹ là nước bán vũ khí nhiều trên thế giới, mà còn đối với CS Hà nội như vậy, thì Mỹ khó chấp nhận VNCS đứng hàng đầu trong liên minh bao vây TC.

Thêm vào đó các nước liên minh từ Mỹ cho đến Úc, Ấn là các nước tự do, dân chủ, chủ trương giải quyết các tranh chấp biển và đảo ở Đông Nam Á trên căn bản đa phương, chiếu theo luật biển của quốc tế, trái với chủ trương giải quyết song phương của Trung Cộng.

Thế mà Ô. Nguyễn phú Trọng Tổng Bí Thư của Đảng CSVN, đảng cầm quyền triệt để và tối thượng trên nhà nước, quân đội và xã hội VN, đi TC dựa vào tình đồng chí của hai đảng CS, ký kết giải quyết vấn đề biển đảo VN với CS Bắc Kinh trên căn bản song phương. Sau đó CS Hà nội “định hướng” dư luận liền, cấm đóan không cho người dân Việt biểu tình bảo vệ chủ quyền của VN nữa.

Ngay khi hội nghị ASEAN, hay gặp gỡ các quốc khách, chỉ có Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang nói về chủ quyền biển đảo của VN thôi. Các nước trên thế giới thừa biết tổ chức chánh quyền của CS, nhà nước từ Chủ tịch nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội đều là đảng viên do Đảng cụ thể là do Bộ Chánh Trị của Đảng chỉ định, đưa sang nhà nước làm việc. Tổng Bí Thư của Đảng là Chủ Tich Bộ chánh trị. Đảng là quyền uy tối thượng trên nhà nước và quân đội, nhà nước không có tam quyền phân lập, thực chất chẳng có hành pháp, lập pháp, tư pháp gì cả, chỉ có Đảng CS là tất cả, là trên hết mà thôi.

Do vậy liên minh chống TC bành trướng do Mỹ lôi kéo, thành lập khó tránh khỏi nghi ngại CS Hà nội cấu kết với CS Bắc Kinh. Do vậy cho CS Hà nội ra rìa, để cho Ấn độ và Úc làm việc thẳng với Hà nội mà thôi.

Mà chính CS Hà nội cũng muốn thế để tránh sự nổi giận của TC có thể cho VNCS một bài học như thời Đặng tiểu Bình. Hơn ai hết CS Hà nội biết quân đội của CSVN không đương cự lại với TC, dân chúng VN không tin CS Hà nội, CS Hà nội không thể huy động được nội lực dân tộc như các triều đại chống quân Tàu.

Nên CS Hà nội phải đi qua trung gian Úc , Ấn, Nam Hàn. Đứng sau Ấn và Úc để mượn oai Mỹ có mặt ở Biển Đông Nam Á để giảm áp lực bành trướng của TC vẫn có lợi hơn. Mỹ không giúp trực tiếp nhưng vẫn là lá chắn ngăn cản đà xâm lược của TC. Không đi sát Mỹ, TC không có lý do đổ tội phản bội cho CS Hà nội.

Nhưng trò chơi hai ba mang của CS Hà nội như vậy liệu có qua mắt được TC hay không. Hay TC cao tay ấn hơn, lợi dụng cái nhập nhằng của CS Hà nội, để biến tình hình lấn chiếm biển đảo của VN thành tình huống “ván đã đóng thuyền rồi”, để củng cố chủ quyền của TC trên ngọai giao quốc tế và trên thực tiễn 80% biển của VN và một số đảo xung quanh Trường sa và Hòang sa là của TC?

Vi Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét