Tin cho hay các Blogger: Điếu Cày, Anh Ba Saigon và Tạ Phong Tần chuẩn bị ra hầu tòa vừa phát ra đã nhận được sự quan tâm lớn trong công luận.
Chỉ trong ngày hôm qua đến hôm nay, nhiều báo đã loan tin như: Người Lao Động, Thanh Niên, VNExpress, BBC, VoA và được nhiều trang khác dẫn về: TTHN, Dân Luận, Anhbasam, Đàn Chim Việt v.v... trong đó có trang Danlambao với hai bài của Amnesty International (1) và Civil Right Defenders (2) (do trang danlambao dịch) cùng bài viết "Xử Điếu Cày để đánh tráo dư luận" (3) do TTHN dẫn về từ nguồn Chuacuuthe.
Trong các trang báo nói trên, trang NLĐ có ảnh chụp những trang giấy được cho là "cáo trạng" truy tố 3 bloggers. Với hình ảnh dù không rõ lắm, vẫn thấy được trang đầu, việc truy tố 3 người CHUNG trong một văn bản được gọi là "cáo trạng"??? Nếu điều này là đúng, có thể nói đó là sai phạm nghiêm trọng theo Bộ luật tố tụng hình sự, bởi: Bản cáo trạng là văn bản kết tội của Viện kiểm sát đối với một người (4).
Cũng theo báo NLĐ cho biết, cả ba Bloggers bị truy tố theo khoản 2 điều 88 Luật hình sự:
Ông Nguyễn Văn Hải, ông Phan Thanh Hải và cô Tạ Phong Tần chuẩn bị đối mặt với điều 88 - phi lý và vi phạm công ước quốc tế về quyền dân sự & chính trị mà Việt Nam ký cũng như cam kết thực hiện nhiều năm qua.
Lần này (theo báo NLĐ) VKSNDTP.HCM cho biết truy tố cả ba vị theo khoản 2, nghĩa là khung hình phạt từ 10 năm đến 20 năm tù giam có thể áp đặt cho cả 3 blogger này.
Theo khoản 2 điều 88: "Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng...", chúng ta - một lần nữa - cần đặt lại câu hỏi:
- Thế nào là "đặc biệt nghiêm trọng"?
- Thế nào là "nghiêm trọng"?
- Thế nào là "không nghiêm trọng"?
Cho đến nay, không có một tiêu chí, môt chuẩn mực nào để các bị cáo có thể chấp nhận đó như là một khung chuẩn, biết để mà tránh. Nếu giới cầm quyền quyết lòng giữ nguyên điều 88, cần định nghĩa rõ:
- Số lượng bài báo: (ví dụ) dưới 20 bài là không nghiêm trọng, từ 21 đến 50 bài là nghiêm trọng, trên đó là đặc biệt nghiêm trọng. Như thế, các blogger mới có căn cứ mà tuân thủ?!
- Đề tài viết: chỉ rõ lãnh vực nào được viết (khai thác đời tư, scandal của các ngôi sao giải trí? các vụ án mạng như nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, ông trung tá công an bị vợ đầu độc tại quận 6 Tp.HCM v.v...? Suy đồi đạo đức, nhân cách, mua dâm, hiếp dâm, gạt tình của đảng viên (Lương Quốc Dũng (mua dâm trẻ em), Nguyễn Trường Tô (cưỡng dâm học trò), Nguyễn Văn Tâm (tằng tịu với vợ ông Hoàng Hùng)? v.v...); lãnh vực nào không được viết (tham nhũng? quản lý, điều hành quốc gia yếu kém? cướp đất của dân (tập hợp Hải Phòng - Tiên Lãng v.v...), quan hệ ngoại giao với Trung Quốc? v.v...).
Thêm đó nói rõ: (ví dụ) không được chỉ trích, nói xấu Nhà nước CHXHCNVN, nhưng có được chỉ trích, phê phán ĐCSVN không? Không được nói xấu Nhà nước, nhưng được phê phán, tố cáo các cá nhân lãnh đạo từ trung ương đến địa phương không? v.v... Những điều này nếu có đầy đủ chứng cớ, phân tích hợp lý có gọi là tuyên truyền chống nhà nước?
- Cơ quan nào có đủ thẩm quyền để thẩm định nội dung bài báo bị cho là vi phạm pháp luật? Bởi theo báo NLĐ, "...26 bài được Giám định viên Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TPHCM kết luận “…hầu hết những bài viết đều chứa nội dung, giá trị của sự phê phán trong tinh thần không phải để xây dựng, hoặc cao hơn là lên án, kết án nhằm hướng tới sự cổ động, kích động công luận tham gia đấu tranh thay đổi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thay đổi chế độ chính trị, Nhà nước hiện tại nhằm xây dựng một chế độ khác, nhà nước khác….
Theo chức năng, nhiệm vụ hiện nay, việc thẩm định nội dung các bài báo (được cho là có nội dung chống NNCHXHCNVN) không nằm trong phạm vi được phân công của Sở VH - TT - DL. Hơn nữa, điều 88 là tội "Xâm phạm an ninh quốc gia", đó là trọng tội, một cơ quan cấp Sở như thế (chuyên về giải trí, văn hóa, lễ hội...) khó có đủ khả năng để thẩm định những chứng cứ tội phạm thuộc hàng quốc gia(!)
- Cơ quan nào giám định tính độc lập, khách quan của cơ quan thẩm định nội dung bài báo bị cho là vi phạm? Bởi, khi bị cáo không đồng ý với cơ quan thẩm định (giả sử đã có theo luật), việc thẩm định này phải được tái thẩm định của cấp cao hơn để đảm bảo tính khách quan, độc lập trong quá trình tố tụng.
- Cùng nhiều tiêu chí cụ thể khác nữa (đơn cử: thế nào là phê phán có tính xây dựng, thế nào là không có tính xây dựng, thế nào là phỉ báng, gây hoang mang v.v...)
* * *
Nói tóm lại, nếu giới cầm quyền vẫn quyết giữ điều 88 như hiện nay, các blogger chúng tôi cũng vui vẻ chấp nhận với một yêu cầu: cụ thể hóa, chi tiết hóa điều 88 một cách minh bạch và cần được quốc hội phê chuẩn, bởi đó là nơi dù chịu sự điều khiển của ĐCSVN, nhưng về hình thức, tối thiểu, giới blogger phải chấp nhận.
Khi chưa có điều kiện này, tất cả các bản án kết tội blogger trong những năm qua cho đến các Blogger: Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần vẫn mãi là những bản án chà đạp thô bạo quyền tự do ngôn luận của người Việt Nam.
Nếu vẫn cố chấp kết tội ông Nguyễn Văn Hải, ông Phan Thanh Hải, cô Tạ Phong Tần, yêu cầu từ nay về sau, giới cầm quyền Việt Nam không được để người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói với thế giới: Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận.
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/04/to-chuc-bao-ve-quyen-dan-su-civil.html (1)
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/04/amnesty-international-tuyen-truyen.html (2)
http://tintuchangngay4.wordpress.com/2012/04/15/x%e1%bb%ad-di%e1%ba%bfu-cay-d%e1%bb%83-danh-trao-d%c6%b0-lu%e1%ba%adn/ (3)
http://www.ecolaw.vn/vi/node/258 (4)
Chỉ trong ngày hôm qua đến hôm nay, nhiều báo đã loan tin như: Người Lao Động, Thanh Niên, VNExpress, BBC, VoA và được nhiều trang khác dẫn về: TTHN, Dân Luận, Anhbasam, Đàn Chim Việt v.v... trong đó có trang Danlambao với hai bài của Amnesty International (1) và Civil Right Defenders (2) (do trang danlambao dịch) cùng bài viết "Xử Điếu Cày để đánh tráo dư luận" (3) do TTHN dẫn về từ nguồn Chuacuuthe.
Trong các trang báo nói trên, trang NLĐ có ảnh chụp những trang giấy được cho là "cáo trạng" truy tố 3 bloggers. Với hình ảnh dù không rõ lắm, vẫn thấy được trang đầu, việc truy tố 3 người CHUNG trong một văn bản được gọi là "cáo trạng"??? Nếu điều này là đúng, có thể nói đó là sai phạm nghiêm trọng theo Bộ luật tố tụng hình sự, bởi: Bản cáo trạng là văn bản kết tội của Viện kiểm sát đối với một người (4).
Cũng theo báo NLĐ cho biết, cả ba Bloggers bị truy tố theo khoản 2 điều 88 Luật hình sự:
Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Điều 88 không có gì mới, lạ trong suốt ít nhất hai mươi năm qua. Nó được sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại cho rất nhiều tù nhân chính trị. Điều cần bàn là từ trước tới nay, dù bị nhiều chỉ trích với phân tích, bình luận khoa học, hợp lý từ trong nước ra tới quốc tế, nhưng giới cầm quyền vẫn cố tình giữ nguyên, bất chấp lời kêu gọi xóa bỏ nó. Nhiều người thống nhất với nhận định: đó là điều luật mơ hồ, chủ quan, cảm tính, dùng để áp đặt theo ý muốn của giới cầm quyền hòng khép tội cho những người đấu tranh dân chủ ôn hòa, bất bạo động.a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Ông Nguyễn Văn Hải, ông Phan Thanh Hải và cô Tạ Phong Tần chuẩn bị đối mặt với điều 88 - phi lý và vi phạm công ước quốc tế về quyền dân sự & chính trị mà Việt Nam ký cũng như cam kết thực hiện nhiều năm qua.
Lần này (theo báo NLĐ) VKSNDTP.HCM cho biết truy tố cả ba vị theo khoản 2, nghĩa là khung hình phạt từ 10 năm đến 20 năm tù giam có thể áp đặt cho cả 3 blogger này.
Theo khoản 2 điều 88: "Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng...", chúng ta - một lần nữa - cần đặt lại câu hỏi:
- Thế nào là "đặc biệt nghiêm trọng"?
- Thế nào là "nghiêm trọng"?
- Thế nào là "không nghiêm trọng"?
Cho đến nay, không có một tiêu chí, môt chuẩn mực nào để các bị cáo có thể chấp nhận đó như là một khung chuẩn, biết để mà tránh. Nếu giới cầm quyền quyết lòng giữ nguyên điều 88, cần định nghĩa rõ:
- Số lượng bài báo: (ví dụ) dưới 20 bài là không nghiêm trọng, từ 21 đến 50 bài là nghiêm trọng, trên đó là đặc biệt nghiêm trọng. Như thế, các blogger mới có căn cứ mà tuân thủ?!
- Đề tài viết: chỉ rõ lãnh vực nào được viết (khai thác đời tư, scandal của các ngôi sao giải trí? các vụ án mạng như nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, ông trung tá công an bị vợ đầu độc tại quận 6 Tp.HCM v.v...? Suy đồi đạo đức, nhân cách, mua dâm, hiếp dâm, gạt tình của đảng viên (Lương Quốc Dũng (mua dâm trẻ em), Nguyễn Trường Tô (cưỡng dâm học trò), Nguyễn Văn Tâm (tằng tịu với vợ ông Hoàng Hùng)? v.v...); lãnh vực nào không được viết (tham nhũng? quản lý, điều hành quốc gia yếu kém? cướp đất của dân (tập hợp Hải Phòng - Tiên Lãng v.v...), quan hệ ngoại giao với Trung Quốc? v.v...).
Thêm đó nói rõ: (ví dụ) không được chỉ trích, nói xấu Nhà nước CHXHCNVN, nhưng có được chỉ trích, phê phán ĐCSVN không? Không được nói xấu Nhà nước, nhưng được phê phán, tố cáo các cá nhân lãnh đạo từ trung ương đến địa phương không? v.v... Những điều này nếu có đầy đủ chứng cớ, phân tích hợp lý có gọi là tuyên truyền chống nhà nước?
- Cơ quan nào có đủ thẩm quyền để thẩm định nội dung bài báo bị cho là vi phạm pháp luật? Bởi theo báo NLĐ, "...26 bài được Giám định viên Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TPHCM kết luận “…hầu hết những bài viết đều chứa nội dung, giá trị của sự phê phán trong tinh thần không phải để xây dựng, hoặc cao hơn là lên án, kết án nhằm hướng tới sự cổ động, kích động công luận tham gia đấu tranh thay đổi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thay đổi chế độ chính trị, Nhà nước hiện tại nhằm xây dựng một chế độ khác, nhà nước khác….
Theo chức năng, nhiệm vụ hiện nay, việc thẩm định nội dung các bài báo (được cho là có nội dung chống NNCHXHCNVN) không nằm trong phạm vi được phân công của Sở VH - TT - DL. Hơn nữa, điều 88 là tội "Xâm phạm an ninh quốc gia", đó là trọng tội, một cơ quan cấp Sở như thế (chuyên về giải trí, văn hóa, lễ hội...) khó có đủ khả năng để thẩm định những chứng cứ tội phạm thuộc hàng quốc gia(!)
- Cơ quan nào giám định tính độc lập, khách quan của cơ quan thẩm định nội dung bài báo bị cho là vi phạm? Bởi, khi bị cáo không đồng ý với cơ quan thẩm định (giả sử đã có theo luật), việc thẩm định này phải được tái thẩm định của cấp cao hơn để đảm bảo tính khách quan, độc lập trong quá trình tố tụng.
- Cùng nhiều tiêu chí cụ thể khác nữa (đơn cử: thế nào là phê phán có tính xây dựng, thế nào là không có tính xây dựng, thế nào là phỉ báng, gây hoang mang v.v...)
Nói tóm lại, nếu giới cầm quyền vẫn quyết giữ điều 88 như hiện nay, các blogger chúng tôi cũng vui vẻ chấp nhận với một yêu cầu: cụ thể hóa, chi tiết hóa điều 88 một cách minh bạch và cần được quốc hội phê chuẩn, bởi đó là nơi dù chịu sự điều khiển của ĐCSVN, nhưng về hình thức, tối thiểu, giới blogger phải chấp nhận.
Khi chưa có điều kiện này, tất cả các bản án kết tội blogger trong những năm qua cho đến các Blogger: Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần vẫn mãi là những bản án chà đạp thô bạo quyền tự do ngôn luận của người Việt Nam.
Nếu vẫn cố chấp kết tội ông Nguyễn Văn Hải, ông Phan Thanh Hải, cô Tạ Phong Tần, yêu cầu từ nay về sau, giới cầm quyền Việt Nam không được để người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói với thế giới: Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận.
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/04/to-chuc-bao-ve-quyen-dan-su-civil.html (1)
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/04/amnesty-international-tuyen-truyen.html (2)
http://tintuchangngay4.wordpress.com/2012/04/15/x%e1%bb%ad-di%e1%ba%bfu-cay-d%e1%bb%83-danh-trao-d%c6%b0-lu%e1%ba%adn/ (3)
http://www.ecolaw.vn/vi/node/258 (4)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét