Tôi tên Phạm Bá Hoa, chào đời năm 1930 tại đồng bằng sông Cửu Long. Tôi phục vụ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 21 năm trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, sau đó tôi bị tù không án 12 năm 3 tháng trong các “trại tập trung” mà lãnh đạo của Các Anh gọi là “trại cải tạo”. Hiện sống tại Hoa Kỳ. Tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam, cho đến khi nào quê hương cội nguồn của tôi có một chế độ tự do và nhân quyền trong một xã hội dân chủ pháp trị đúng nghĩa.
Xin gọi “Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” là Các Anh để tiện trình bày. Chữ “người lính” mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng, gọi chung là “cấp lãnh đạo”. Là người lính trong quân đội “Nhân Dân”, chắc rằng Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Các Anh trong quân đội nhân dân mà. Với lại, Tổ Quốc & Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng chính trị nào cũng chỉ là một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Trong Thư số 5 (tháng 3/2012), sự kiện cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn đã làm tràn ly nước đầy lòng căm phẫn của hằng chục ngàn, thậm chí là hằng trăm ngàn gia đình nông dân bị cưỡng chế đất đai. Tiếp đến là sự kiện ca nhạc sĩ Việt Khang bị bắt đã làm tràn ly nước đầy lòng căm phẫn về sự tàn bạo của đảng và nhà nước cộng sản với đồng bào, nhưng lại khiếp nhược đến mức hèn hạ với nước Tàu cộng sản, đã dẫn đến 148.773 người ký Thỉnh Nguyện Thư của Cộng Đồng chúng tôi gởi Tổng Thống song song với vận động Quốc Hội Hoa Kỳ, ủng hộ Nghị Quyết về Nhân Quyền Cho Việt Nam. Với Cộng Đồng chúng tôi tị nạn tại hải ngoại, đây là một thành công cao hơn mức dự tưởng trong “Trận Chiến Nhân Quyền”, và chúng tôi đang thực hiện những bước tiếp theo trong mục đích hỗ trợ những thành phần trong nước đấu tranh ôn hòa giành lại quyền làm người cho đồng bào trên quê hương.Song song với thành công trong “Trận Chiến Nhân Quyền”, là một thành công khác trong “Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ” cũng cao hơn dự tưởng của Cộng Đồng chúng tôi. Xin nhấn mạnh: Nhóm chữ “quốc kỳ nền vàng” hay “quốc kỳ Việt Nam” hay “cờ vàng” trong bài này, phải hiểu là “quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ” đã có từ trong lịch sử lâu đời của Việt Nam. Từ tháng 4/1975 đến nay, quốc kỳ này là biểu tượng “lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền” của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản tại hải ngoại nói chung, và tại Hoa Kỳ nói riêng.
Đọc xong, tôi tin là Các Anh sẽ rất ngạc nhiên, vì chưa bao giờ Các Anh nghe nói đến “trận chiến” này. Hãy suy nghĩ với nhận thức về “trận chiến lạ lùng” đối với Các Anh, nhưng rất lý thú đối với chúng tôi. Và mời Các Anh vào nội dung ….
Phần một. Quốc Kỳ Việt Nam (QKVN) trên nhiều kỳ đài tại nhiều thành phố, trong nhiều cuộc mít tinh biểu tình, trong tham dự diển hành tại các thành phố lớn trên thế giới có Cộng Đồng Việt Nam cư ngụ, được tiêu biểu qua một số trường hợp tóm lược dưới đây: (bài này đầy đủ dài đến 21 trang)
QKVN nền vàng tại Boston. Ngày 30/7/2003, thành phố Boston tiểu bang Massachussetts chánh thức công nhận quốc kỳ Việt Nam. Ngày 8/8/2003, phái đoàn tòa đại sứ CSVN gồm 4 người do Vũ Đ. Dũng dẫn đầu. Dũng đang xử lý thường vụ chức vụ Đại sứ vì Nguyễn Tâm Chiến đã về Hà Nội nhận lệnh. Từ Washington DC đến Boston, xin gặp Hội Đồng thành phố. Bà Maura Hennigan, Nghị Viên, thay mặt Hội Đồng thành phố tiếp phái đoàn. Vào đề là Vũ Đ. Dũng mạnh mẽ phản đối Boston công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, vì đó là “cờ của Sài Gòn cũ”. Chánh phủ của ông và tòa đại sứ mà ông đang xử lý, quyết lìệt đòi thành phố Boston phải hủy bỏ Nghị Quyết đó, đồng thời chấm dứt việc treo cờ vàng trên nóc tòa thị chánh Boston. Với lời lẽ cứng rắn, Bà Nghị Viên Maura Hennigan đáp: “Chúng tôi rất tiếc là Nghị Quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ được tất cả 13 vị Nghị Viên thành phố đã ký, Nghị Quyết đã thành Luật và không có vấn đề thay đổi. Cờ vàng ba sọc đỏ đã được treo trên nóc tòa thị chánh Boston từ lâu rồi chớ không phải bây giờ mới treo, Luật mới ban hành là chánh thức công nhận và khuyến khích sự tiếp tục đó. Cử tri trong Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt tại đây, đã đóng góp nhiều mặt cho sự phát triển của thành phố Boston, và chúng tôi công nhận nguyện vọng của họ đối với quốc kỳ truyền thống của họ. Chúng tôi treo quốc kỳ đó ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ, cờ tiểu bang Massachussetts, và cờ của thành phố Boston chúng tôi. Mặt khác, chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề dân chủ tự do tại Việt Nam, chúng tôi đòi hỏi phải cải thiện nhân quyền, tự do tôn giáo, và thả hết tù nhân lương tâm tại Việt Nam”. Nhìn phái đoàn CSVN im lặng, Bà Hennigan nói tiếp với lời lẽ lịch sự của chủ nhà: “Những đòi hỏi của phái đoàn, theo tôi, các ông nên mang về Washington DC là tốt hơn, và nên hiểu rằng, chính trị là vấn đề của địa phương “Politics is local”. Nói xong, bà Hennigan đứng dậy, với cử chỉ thật ngoại giao, bà mở cửa văn phòng, tay hướng ra ngoài cửa như có ý “tôi không nói chuyện với các anh nữa”. Chần chừ giây lát, phái đoàn CSVN ra về với nét mặt thất vọng của những viên chức ngoại giao!
QKVN nền vàng trên đỉnh Everest. Ông Craig Van Hoy, người Mỹ, sống tại Oregon. Vợ ông là người gốc Lào, nên ông thấu hiểu chính sách tàn bạo của chế độ cộng sản. Vì vậy mà trong những câu chuyện trao đổi giữa ông với người bạn hàng xóm, ông cảm kích tinh thần của Cộng Đồng Việt Nam vì không sống nỗi với cộng sản độc tài nên phải vượt lên sự chết để tìm sự sống trong xã hội dân chủ tự do, nhưng không quên mình là người Việt Nam, nên ông chấp nhận lời yêu cầu của bạn hàng xóm, mang theo lá quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ trong chuyến ông hướng dẫn đoàn thám hiểm chinh phục đỉnh Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya). Ông Craig nói: “Ông sẽ cắm lá quốc kỳ này -ông chỉ vào lá quốc kỳ mà ông vừa nhận- lên đỉnh Everest theo ước nguyện của người bạn Việt Nam, nhưng danh dự này không phải chỉ dành riêng cho bạn hay cho 2.700.000 người Việt tị nạn tại hải ngoại, mà ông còn dành cho 82.000.000 người dân đang bị cộng sản độc tài cai trị trên đất nước Việt Nam. Vì nơi đó -tức Việt Nam- một dân tộc đã và đang bị bất hạnh như đồng bào trên quê hương cội nguồn hiền thê của ông”. Ngày 9/5/2004, đoàn leo núi gồm 5 người bắt đầu leo dốc. Sau khi vượt qua những gian nan trên hành trình, ngày 16/5/2004 đoàn đến đỉnh Everest trên độ cao 29.035 feet (bộ Anh). Ông Craig Van Hoy đã cắm quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi trên đỉnh Everest vào ngày 17/05/2004, như một thông điệp gởi cho nhân loại về chính nghĩa của dân tộc Việt Nam tôn trọng Dân Chủ – Tự Do – Nhân Quyền, từ đỉnh núi cao nhất của thế giới.
QKVN nền vàng tại Melboure, Australia. Ngày 12/8/2005, một buổi tiếp tân trọng thể tại Quốc Hội tiểu bang để “Vinh Danh Cộng Đồng Việt Nam 30 Năm Tị Nạn tại tiểu bang Nam Úc”. Buổi lễ do ông Mike Rann, Thủ Hiến tiểu bang Nam Úc chủ tọa. Hằng trăm quan khách Việt Nam và Úc Đại Lợi, trong số đó có nhiều viên chức của cơ quan lập pháp và hành pháp tham dự. Hai quốc kỳ Australia và Việt Nam nền vàng được đặt vào vị trí trang trọng nhất. Thủ Hiến Mike Rann đã đọc một bài diễn văn thật ý nghĩa, xin trích vài đoạn: “… Chúng ta không bao giờ được quên những người đã bỏ mình trong cuộc vượt thoát chế độ cộng sản Việt Nam trong thập niên 70. Chúng ta phải vinh danh Họ, và chúng tôi phải vinh danh quí vị, là những người đã sống sót để thuật lại câu chuyện như một chiến thắng vinh quang của mình, một câu chuyện về vô số người Việt Nam đã trốn chạy chế độ cộng sản ác ôn áp bức từ năm 1975. Cuộc trốn chạy can trường của người Việt Nam, đã làm cho cả thế giới nói chung, và nước Úc nói riêng, phải kinh ngạc! … Quí vị phải đương đầu với bão tố và hải tặc, với niềm hy vọng trông thấy một dãi đất nhân hậu bên kia chân trời để bắt đầu cho cuộc sống mới. … Sự đóng góp của quí vị đã tạo ra của cải cho tiểu bang Nam Úc, không chỉ về phương diện kinh tế, mà còn cả về phương diện xã hội và văn hoá nữa. … Tên của những người Úc gốc Việt trẻ tuổi học hành tận tụy, đã chiếm nhiều hàng tít lớn trên báo chí vào tháng Giêng hằng năm, khi mà kết quả các kỳ thi được công bố với số điểm tối ưu hoặc rất cao. Các em đó cũng học hành xuất sắc như thế ở bậc đại học. Thật ra, tuổi trẻ Việt Nam đã được đứng vững trên đôi vai phi thường của các bậc phụ huynh vĩ đại …Cộng Đồng người Việt cũng đã tiến hành những cuộc tranh đấu đòi hỏi những quyền căn bản cho mọi người dân đang sống tại Việt Nam. Đó là những quyền mà mỗi con người đương nhiên được hưởng, như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do đi lại, quyền không bị ngược đãi bằng bất cứ hình thức nào…… Chánh phủ do tôi lãnh đạo, và cá nhân tôi, đứng về phía quí vị trong cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ, nhằm mang lại tự do và những quyền căn bản cho mỗi con người Việt Nam trên quê hương của quí vị. Vì vậy, trong khi chúng ta tán dương những thành tựu của Cộng Đồng người Việt hôm nay, chúng ta cũng công nhận sự nghiệp đấu tranh cho người dân tại Việt Nam.”
QKVN nền vàng tại Đức. Ngày 21/8/2005, một thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 20 tổ chức tại thành phố Koln, Cộng Hòa Liên Bang Đức do Đức Giáo Hoàng chủ lễ. Ước lượng có khoảng 800.000 người tham dự và hằng tỷ người trên thế giới theo dõi qua hệ thống truyền thông. Khán giả theo dõi buổi lễ dễ dàng trông thấy rất rõ quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ tung bay phất phới ngay sau lưng Đức Giáo Hoàng.
QKVN nền vàng tại New York, Hoa Kỳ. Nhận lời mời của Ủy Ban Tổ Chức Ngày Văn Hoá Quốc Tế tổ chức hằng năm tại New York sau khi đánh bại sự vận động của CSVN giành quyền đại diện tại Cơ Quan Di Dân Quốc Tế Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc diễn hành năm thứ 22 ngày 18/6/2007, Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tham dự với hơn 2.000 người từ 44 Cộng Đồng qui tụ tại New York, cũng là dịp biểu dương sức mạnh của Cộng Đồng tị nạn ngay trước mặt phái đoàn CSVN do ông Nguyễn Minh Triết của Các Anh dẫn đầu đang có mặt nơi đây. Đoàn nam giới mặc quốc phục cổ truyền, đến màu sắc rất đẹp của đoàn nữ giới với trang phục ba miền Nam Trung Bắc, xe hoa với ảnh Phù Đổng Thiên Vương + bản đồ Việt Nam + lá quốc kỳ Việt Nam nền vàng, đến đoàn nữ giới với chiếc áo dài tha thướt và những chiếc nón lá duyên dáng, rồi đoàn thanh thiếu niên nam nữ với chiếc áo tứ thân và khăn đóng áo dài, và đông đảo bà con đồng hương. Đoàn diễn hành của Cộng Đồng chúng tôi giương cao một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, đã tạo được tình cảm của Ban Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và mọi người có mặt. Đặc biệt là các đơn vị Cảnh Sát bảo vệ trật tự, đều hô to “Việt Nam, Việt Nam” khi đoàn chúng tôi đi ngang.
QKVN nền vàng tại Sydney, Australia. Ngày Giới Trẻ Quốc Tế lần thứ 23 tổ chức tại Sydney (Australia) từ 15 đến 20/7/2008, với khoảng 100.000 bạn trẻ bản xứ và 125.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến, trong số đó có 15.000 bạn trẻ mà đa số là Mỹ gốc Việt đến từ Hoa Kỳ, và khoảng 600 bạn trẻ đến từ Việt Nam. Ngày 17/7/2008, trên du thuyền gần Cầu Hải Cảng và Nhà Hát Con Sò, bạn trẻ Phạm Vũ Anh Dũng đã kể chuyện với Đức Giáo Hoàng về gia đình anh không thể sống trên quê hương dưới sự cai trị của cộng sản độc tài, nên phải liều chết vượt biển tìm tự do và đã đến Australia. Nói xong, anh dâng dãi quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ lên Đức Giáo Hoàng. Ngài ban phép lành và tự choàng lên cổ với nụ cười hiền hòa. Ngày 20/7/2008, trong Thánh Lễ bế mạc Đại Hội, Cộng Đồng tị nạn đã thành công cao hơn dự tưởng, hoàn toàn không một lá cờ đỏ nào của CSVN xuất hiện trong khi rừng cờ vàng rực rỡ giữa rừng người dự lễ mà cơ quan truyền thông Australia ước lượng khoảng 500.000 người. Ngày 21/7/2008, tờ Sydney Morning Herald với bài viết ngắn “A Flag For Freedom” (Lá Cờ Cho Tự Do) được ông Trần Hưng Việt tại Brisbane, Queensland, Australia, dịch từ Anh ngữ như sau: “Cuộc chiến có thể đã chấm dứt, nhưng đối với nhiều người trong Cộng Đồng người Việt ở Sydney thì không. Quốc kỳ của Nam Việt Nam là biểu tượng được trông thấy rõ ràng nhất giữa rừng quốc kỳ và các biểu ngữ về tôn giáo trong thánh lễ của Đức Giáo Hoàng, mặc dù đó là một biểu tượng không có quốc gia, và bị cấm tại quốc gia nguyên thủy của nó. Đây là quốc kỳ của nước Việt Nam Tự Do. Một người hành hương trong nhóm người Việt đang đứng dưới lá đại kỳ màu vàng ba sọc đỏ, nói rằng: Hôm nay, chúng tôi mang lá cờ này để nhắc nhớ mọi người rằng, đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam vẫn đàn áp quyền tự do tôn giáo và các quyền tự do khác”.
Ngày 22/6/2009, Thống Đốc tiểu bang Texas ký ban hành Nghị Quyết HCR 258 sau khi Hạ Viện và Thượng Viện đã thông qua. Nội dung khuyến cáo tất cả các trường đại học trong tiểu bang Texas không treo cờ đỏ cộng sản mà chỉ treo cờ vàng biểu tượng tự do của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại Texas. Từ nay, 506 trường đại học trong tiểu bang, không treo cờ đỏ của CSVN cho dù có sinh viên từ Việt Nam sang du học, mà chỉ treo cờ vàng biểu tượng của dân chủ tự do của chúng tôi.
Tôi nghĩ là Các Anh chưa từng biết, hoặc có biết nhưng do “thông tin lề phải” lãnh lương nhà nước và thông tin theo đảng CSVN dạy, chớ Các Anh không thể biết sự thật về lãnh đạo Các Anh nhục nhã như thế nào khi phải đối diện với rừng quốc kỳ Việt Nam nền vàng trong Cộng Đồng chúng tôi. Những phái đoàn của lãnh đạo Các Anh, như phái đoàn Phan Văn Khải (Thủ Tướng, 2006), Phạm Gia Khiêm (Phó Thủ Tướng/, nhất là phái đoàn Nguyễn Minh Triết (Chủ Tịch, 2007) và Nguyễn Tấn Dũng (Thủ Tướng, 2008 và 2010) đến thành phố nào trên đất Mỹ mà có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn, họ thấy cả rừng cờ vàng ba sọc đỏ của Cộng Đồng chúng tôi. Cho nên lãnh đạo của Các Anh chắc là cảm nhận nỗi nhục đến mức không dám ngẫng đầu lên để đối điện với lá quốc kỳ Việt Nam, “nền vàng” biểu tượng cho dân tộc da vàng, và “ba sọc đỏ” biểu tượng cho đồng bào ba miền Nam-Trung-Bắc thân yêu của chúng ta.
Phần hai. Bia đá tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, tưởng niệm Thuyền Nhân Việt Nam đã chết trên đường vượt biên vượt biển tìm tự do. Tại mỗi Bia Tưởng Niệm có hai kỳ đài với quốc kỳ Việt Nam nền vàng và quốc kỳ bản xứ:. Và đây là những ngày khánh thành Bia Đá Tưởng Niệm: Tháng 3/2005, trên đảo Galang (Indonesia) và đảo Bidon (Malaysia), với dòng chữ “Bia Tưởng niệm hằng trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên đường tìm tự do 1975-1996. Dù Họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức, hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta hãy cùng cầu nguyện để Họ được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng. Sự hi sinh của Họ sẽ không bao giờ bị lãng quên”. Ngày 30/4/2006, trong khuôn viên “Nghĩa Trang Quốc Gia Thái Bình Dương” tại Honolulu, tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ, với dòng chữ: “Vinh danh Quân Lực và Nhân Dân Việt Nam Cộng Hòa & Quân Lực Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, South Korea, Philippines. Taiwan, Thailand, đã cùng với Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ dân chủ nhân quyền cho thế giới”. Ngày 12/5/2006, La Fayetteville, tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ. Trung Tướng James B. Vaught, Cố Vấn Sư Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam năm 1971, nhấn mạnh: “… Tưởng rằng làm cố vấn giúp các bạn chiến đấu, nhưng thật sự thì chúng tôi học được tinh thần chiến đấu của các bạn thật tuyệt vời….”. Ngày 9/2/2006, tại thành phố Geneve, Thụy Sĩ, với dòng chữ: “Tưởng niệm cuộc ra đi của những Thuyền Nhân trên thế giới 1975 – 2005. Người Việt tị nạn chân thành cám ơn Thụy Sĩ và các nước tiếp cư, đã giúp cho chúng tôi được sống hạnh phúc trong hòa bình, tự do, và dân chủ. Chúng tôi sẽ mãi mãi không quên quê hương Việt Nam, mãnh đất ngàn đời của Tổ Tiên để lại”. Ngày 30/6/2006, tại Công Viên D’Avroy, thành phố Liège, Bỉ Quốc. Ngày 30/4/2007, tại thành phố Troisdorf, Đức Quốc.
Phần ba. Tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, và tưởng niệm Thuyền Nhân Việt Nam đã chết trên đường vượt biên bượt biển tìm tư do. Tại mỗi tượng đài có quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và quốc kỳ bản xứ thường xuyên trên đĩnh hai cột cờ. Và đây là ngày khánh thành và địa điểm đặt tượng đài: Ngày 31/8/1991, tại công viên Cabra-Vale, ngoại ô Sydney, Australia. Hai mươi năm sau, ngày 5/3/2011, Dân Biểu Tony Kelly, đại diện bà Thủ Hiến bang New South Wales, chủ tọa lễ khánh thành tượng đài này sau thời gian tân trang và nâng cao tượng đài. Ngày 30/4/1995, tại thủ đô Ottawa, Canada, với “Người Mẹ bồng con chạy trốn cộng sản”. Ngày 7/12/2002, tại thành phố Perth, miền Tây Australia. Ngày 27/4/2003, tại công viên tòa thị sảnh thành phố Westminster, tiểu bang California, nơi được xem là “thủ đô” của Cộng Đồng tị nạn chúng tôi, với tượng “Hai Người Lính Việt & Mỹ”. Ngày 11/6/2005, tại Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Ngày 16/9/2005, tại thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland, Australia. Ngày 30/4/2006, tại thành phố Dandenong, tiểu bang Victoria, Australia. Ngày 14/10/2006, tại thành phố Hamburg, Cộng Hòa Liên Bang Đức. Ngày 2/6/2007, tại thành phố Saint Cloud, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Ngày 22/9/2007, tại thành phố West Valley, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ. Ngày 21/6/2008, tại thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria, Australia. Cùng ngày 21/6/2008, tại Montréal, Canada. Ngày 2/11/2008, tại Bagneaux, Pháp quốc. Ngày 25/4/2009, tại thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ, với “một gia đình trên chiếc thuyền mong manh trên biển cả”. Ngày 12/9/2009, tại hải cảng Hamburg, Cộng Hòa Liên Bang Đức, với dòng chữ: “Tưởng niệm các đồng hương tị nạn cộng sản đã bỏ mình trên đường tìm tự do”.
Ngoài ra, ngày 12/6/2007, chánh phủ Hoa Kỳ đã khánh thành Tượng đài tưởng niệm 100.000.000 (100 triệu) nạn nhân cộng sản tại thủ đô Wasington DC do Tổng Thống George W. Bush, chủ tọa. Đây là biểu tượng thảm họa kinh hoàng nhất trong thế kỷ 20 của nhân loại nói chung, và 25 quốc gia bị cộng sản cai trị nói riêng. Từ nay, oan hồn của nạn nhân cộng sản -có cả nạn nhân Việt Nam thân yêu của chúng tôi- được những thế hệ hôm qua, hôm nay, và những thế hệ mai sau tưởng nhớ. Tưởng nhớ để tận diệt chế độ này đến tận cùng gốc rễ của nó, vì “nó” đã lấy đi mạng sống của 100 triệu đàn ông đàn bà và trẻ con vô tội!
Tôi nhấn mạnh với Các Anh rằng, bất cứ nơi nào có Bia Đá Tưởng Niệm, có Tượng Đài Tưởng Niệm, cơ quan ngoại giao của Các Anh cũng ráo riết vận động với Thị Trưởng thành phố hay Thống Đốc tiểu bang, trong mục đích ngăn chận Cộng Đồng chúng tôi không thể thực hiện, nhưng tất cả đều thất bại nhục nhã. Hơn thế nữa, nhóm lãnh đạo “đỉnh cao gian trá” của Các Anh càng nhục nhã khi yêu cầu Malaysia và Indonesia đục bỏ những dòng chữ trên hai Bia Tưởng Niềm Thuyền Nhân tại hai quốc gia này để xóa bỏ tội ác của họ, nhưng hai mảng trống trên tấm bia trở thành chứng tích tội ác càng rõ ràng hơn. Nhưng suy cho cùng, cho dẫu lãnh đạo của Các Anh có vận động ngăn chận được đi nữa, Các Anh cũng nên nhớ rằng, Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản tại hải ngoại từ thế hệ đương thời truyền sang những thế hệ kế tiếp, “mỗi người chúng tôi là một Tấm Bia sống, một Tượng Đài sống, một Nhân Chứng sống”, sẽ lưu truyền mãi mãi trong dân gian Việt Nam và trên thế giới, về tội ác kinh hoàng nhất trong dòng sử Việt do CSVN đã gây ra cho dân tộc! Bởi, CSVN đã cắt đất xén biển đem đổi chác dâng tặng cho Trung Cộng, kẻ thù từ trong lịch sử xa xưa đến nay vẫn nguyên vẹn bản chất không chế cai trị các quốc gia chung quanh, CSVN đã phá nát nền văn hoá nhân bản, đã làm băng hoại xã hội đến mức mà mọi người từ đảng viên viên chức nhà nước đến đồng bào, phải sống với nhau bằng muôn ngàn cách lọc lừa dối trá! Trong vô vàn tội ác của CSVN, tội ác phá nát nền văn hoá dân tộc là di hại đến nhiều thế hệ mai sau!
Phần bốn. Những địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam.
Đến ngày 15 tháng 4 năm 2012, quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ đã được các cơ quan hành chánh địa phương chánh thức công nhận theo thứ tự thời gian như sau: (1) Khởi đi từ ngày 19/2/2003 với Nghị Quyết 3750 của thành phố Westminster, tiểu bang California. Ngày 11/3/03, NQ 8486-03, thành phố Garden Grove, California. Ngày 14/4/03, NQ TR-03-07, thành phố Falls Church, Virginia. Ngày 5/5/03, NQ 7300, thành phố Milpitas, California. Ngày 3/6/03, NQ của quận hạt Santa Clara, gồm San Jose và 14 thành phố nữa. California. Ngày 4/6/03, NQ của thành phố Hooland, Michigan. Ngày 18/6/03, NQ 17-2003, thành phố Houston, Texas. Ngày 24/6/03, NQ 03-502, thành phố Saint Paul, Minesota. Ngày 7/7/03, NQ 2003-140, thành phố Pomona, California. (10) Cùng ngày 7/7/03, NQ của quận hạt Fairfax, Virginia. Ngày 15/7/03, Luật số 839, tiểu bang Louisiana. Đây là tiểu bang 1/15. Ngày 30/7/03, NQ của thành phố Sacramento, California. Ngày 30/7/03, NQ 03-1104, thành phố Boston, Massachussetts. Ngày 8/9/03, NQ của thành phố Springfield, Massachussetts. Ngày 12/9/03, NQ của thành phố Oklahoma, Oklahoma. Ngày 16/9/03, NQ 8384, thành phố El Monte, California. Ngày 16/9/03, NQ của thành phố Garland, Texas. Ngày 16/9/03, NQ R2003-013, thành phố Tumwater, Washington. Cùng ngày 16/9/03, NQ của thành phố Malden, Massachussetts. (20) Ngày 17/9/03, NQ của thành phố Rowley, Massachussetts. Ngày 30/9/03, NQ của thành phố Grand Rapids, Michigan. Ngày 9/10/03, NQ của thành phố Lacey, Washington. Ngày 8/10/03, NQ của thành phố Quincy, Massachussetts. Ngày 20/10/03, NQ của thành phố Doraville, Georgia. Ngày 21/10/03, NQ của thành phố Olympia, Washington. Cùng ngày 28/10/03, NQ của thành phố Lowell, Massachussetts. Ngày 3/11/03, NQ của thành phố Norcross, Georgia. Cùng ngày 3/11/03, NQ của thành phố Clarkston, Georgia. Cùng ngày 3/11/03, NQ của thành phố Dekalb, Georgia. (30) Cũng ngày 3/11/03, NQ của thành phố Gwinnett, Georgia. Ngày 4/11/03, NQ của thành phố Lawrence, Massachussetts. Ngày 11/11/03, NQ 03-E-555 của thành phố Arlington, Texas. Cùng ngày 11/11/03, NQ của thành phố Port Arthur, Texas. Ngày 12/11/03, NQ 461 của thành phố Rainer, Washington. Ngày 18/11/03, NQ 2003 của thành phố Marina, California. Ngày 1/12/03, NQ 1834 của thành phố Puyallup, Washington. Ngày 6/12/03, NQ của thành phố Worcester, Massachussetts. Ngày 8/12/03, NQ 2003-29 của thành phố Lakewood, Washington. Ngày 16/12/03, NQ 3017 của thành phố Fort Worth, Texas. (40) Ngày 13/1/2004, NQ của thành phố Lincoln, Nebraska. Cùng ngày 13/1/04, NQ 04-279 của thành phố Dupont, Washington. Cùng ngày 13/1/04, NQ của thành phố Wichita, Kansas. Ngày 14/1/04, NQ R-2004-670 của thành phố San Diego, California. Ngày 27/1/04, NQ của quận hạt Pierce, Washington. Ngày 29/1/04, NQ của thành phố Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 3/2/04, NQ 3975 của thành phố Grand Prairie, Texas. Ngày 10/2/04, NQ của thành phố South El Monte, California. Ngày 17/2/04, NQ của thành phố Stockton, California. Cùng ngày 21/2/04, Resolution của Hạ Viện, Resolution của Thượng Viện, và Proclamation của Thống Đốc tiểu bang New Jersey. Đây là tiểu bang 2/15. 50. Ngày 20/2/04, NQ của thành phố Hartfort, Connecticut. Ngày 24/2/04, NQ của thành phố Centralia, Washington. Cùng ngày 24/2/04, NQ của thành phố University Place, Washington. Ngày 28/2/04, NQ của thành phố Jersey City, New Jersey. Ngày 15/3/04, NQ của thành phố West Hartfort, Connecticut. Cùng ngày 15/3/04, NQ của thành phố Salina, Kansas. Ngày 16/3/04, NQ của thành phố Biloxi, Mississippi. Cùng ngày 16/3/04, NQ của thành phố Orlando, Florida. Cùng ngày 16/3/04, NQ của thành phố Fort Wayne, Indiana. Ngày 24/3/04, NQ 04-72 của Honolulu, thủ phủ tiểu bang Hawaii. 60. Ngày 1/4/04, NQ của thành phố Tampa, Florida. Ngày 12/4/04, NQ của thành phố Syracure, New York. Ngày 15/4/04,NQ của tiểu bang Virginia. Đây là tiểu bang 3/15. Ngày 16/4/04, NQ 2004R-155 của thành phố Minneapolis, Minnesota. Ngày 20/4/04, NQ 1667 của thành phố Kent, Washingon. Cùng ngày 20/4/04, N! 36154 của thành phố Tacoma, Washington. Ngày 24/4/04, NQ cùa quận hạt Thurston, Washington. Ngày 30/4/04, NQ 16 của thành phố Saint Louis, Missouri. Cùng ngày 30/4/04, NQ của quận hạt Camden, New Jersey. Ngày 4/5/04, NQ 04 của thành phố West Valley, Utah. 70. Ngày 11/5/04, NQ của thành phố Bonney Lake, Washington. Ngày 3/6/04, NQ của thành phố Seaside, California. Ngày 7/6/04, NQ của thành phố Vancouver, tiểu bang Washington. Ngày 12/6/04, NQ của tiểu bang Colorado. Đây là tiểu bang 4/15. Ngày 15/6/04, NQ của thành phố Coral Springs, Florida. Cùng ngày 15/6/04, NQ của thành phố Carrollton, Texas. Ngày 19/6/04, NQ 1866 của tiểu bang Georgia. Đây là tiểu bang 5/15. Ngày 28/6/04, NQ của thành phố Beaverton, Oregon. Ngày 19/7/04, NQ 2003-7-180 của thành phố St. Cloud, Minnesota. Ngày 20/7/04, NQ của thành phố Portland, Oregon. 80. Cùng ngày 20/7/04, NQ của thành phố Eagle Mountain, Utah. Ngày 10/8/04, NQ của quận hạt Marin gồm 10 thành phố, California. Ngày 24/8/04, NQ của thành phố Sugar Land, Texas. Ngày 7/9/04, NQ của thành phố Missouri, Texas. Ngày 4/10/04, NQ 70 của thành phố Indianapolis, Indiana. Ngày 29/10/04, NQ của tiểu bang Florida. Đây là tiểu bang 6/15. Ngày 11/11/04, NQ của thành phố Austin, Texas. Cùng ngày 11/11/2004, NQ của tiểu bang Texas. Đây là tiểu bang 7/15. Ngày 22/11/04, NQ của thành phố Charlotte, North Carolina. Ngày 13/12/04, NQ R-04-156 của thành phố Albuquerque, New Mexico. 90. Ngày 6/2/2005, NQ của thành phố Reading, Pennsylvania. Ngày 3/3/05, NQ 050233 của thành phố Kansas, Kansas. Ngày 11/5/05, NQ SR0097 Thượng Viện & NQ HR0017 của Minnesota. Đây là tiểu bang 8/15. Ngày 17/5/05, NQ của thành phố San Jose, California. Ngày 18/5/05, NQ của thành phố San Antonio, Texas. Ngày 10/6/05, NQ của thành phố Greenville, South Carolina. Ngày 14/6/05, NQ của thành phố Columbus, Ohio. Ngày 5/10/05, NQ của thành phố Greer, South Carolina. Ngày 28/01/2006, NQ của thành phố Allentown, Pennsylvania. Ngày 26/4/06, NQ 126-06 của thành phố Pennsauken, New Jersey. 100. Ngày 3/6/06, NQ của quận hạt San Diego, California. Ngày 5/8/2006, Sắc Lệnh S-14-06 của tiểu bang California. Đây là tiểu bang 9/15. Ngày 19/8/06, Luật của Ohio. Đây là tiểu bang 10/15. Ngày 10/11/06, NQ của 642-06 của thành phố San Francisco, California. Ngày 3/12/06, NQ của thành phố Davenport, Iowa. Ngày 16/12/06, NQ SA 148-HR16 của tiểu bang Michigan. Đây là tiểu bang 11/15. Ngày 13/4/07, NQ của tiểu bang Oregon . Đây là tiểu bang 12/15. Ngày 26/4/07, NQ của tiểu bang Nebraska. Đây là tiểu bang 13/15. Ngày 30/4/07, Tuyên Cáo của tiểu bang Utah. Đây là tiểu bang 14/15. Ngày 1/1/2008, NQ của thành phố Sunnyvale, California. 110. Ngày 2/2/2009, NQ 85A của thành phố Santa Ana, California. Ngày 26/5/2009, NQ của thành phố Stanton, California. Ngày 16/6/2009, NQ của thành phố Costa Mesa, California. Ngày 15/05/2009, NQ 27 của tiểu bang Oklahoma. Đây là tiểu bang 15/15. Ngày 18/11/2009, NQ của Quân Hạt Lancaster, Pennsylvania. Ngày 26/3/2010, NQ 2010-21 của thành phố Rosemead, California. Ngày 18/10/2010, Tuyên Cáo của thành phố Auburn, Washington. Ngày 22/10/2010, Tuyên Cáo của thành phố Renton, Washington. Ngày 22/10/2010, Tuyên Cáo của thành phố Federal Way, Washington. Ngày 22/10/2010, Tuyên Cáo của thành phố Bellevue, Washington. 120. Ngày 22/10/2010, NQ của thành phố Seattle, Washington. Ngày 18/1/2011, Tuyên Cáo của thành phố Lyberty Lake, Washington. Ngày 18/1/2011, Tuyên Cáo của thành phố Raleigh, North Carolina. Ngày 25/1/2011, NQ của thành phố Fountain Valley, California. Ngày 13/2/2011, Tuyên Cáo của thành phố Taconma, Washington. 125. Ngày 16/2/2011, Tuyên Cáo của thành phố Millwood, Washington.
Sơ kết 125 địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, gồm: 15 tiểu bang, 8 quận hạt, 102 thành phố, và các địa phương này thuộc 29 tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: (1) California. (2) Colorado. (3) Connecticut. (4) Florida. (5) Georgia. (6) Hawaii. (7) Indiana. (8) Iowa. (9) Kansas. (10) Louisiana. (11) Massachussetts. (12) Michigan. (13) Minnesota. (14) Mississippi. (15) Missouri. (16) Nebraska. (17) New Mexico. (18) New York. (19) New Jersey. (20) North Carolina. (21) Oklahoma. (22) Ohio. (23) Oregon. (24) Pennsylvania. (25) South Carolina. (26) Texas. (27) Utah. (28) Virginia. (29) Sau cùng là tiểu bang Washington.
Chắc Các Anh ngạc nhiên về rừng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi lắm phải không, vì tôi tin là chưa bao giờ Các Anh biết đến nội dung thư này? Thêm nữa, riêng tại Hoa Kỳ chỉ có 3 lá cờ của nước Việt Nam cộng sản tại Washington DC, San Francisco, và Houston. Lá cờ với nền đỏ, biểu tượng dòng máu của người dân Việt đã phủ trên toàn cõi Việt Nam do cộng sản gây ra, còn ngôi sao vàng biểu tượng “đỉnh cao gian trá” cai trị trên hằng chục triệu xác chết của đồng bào. Trong khi đó, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của đồng bào Việt Nam chọn chế độ dân chủ – tự do – nhân quyền, phất phới song song với quốc kỳ của Hoa Kỳ 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần, 365 ngày trong năm, và từ năm này sang năm khác.
Phần kết.
Các Anh hãy nhìn lại lịch sử thế giới, chưa có trường hợp nào tên một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại trong những trường hợp khác nhau trên thế giới, như quốc kỳ của người Việt Nam tự do chúng tôi.
Với trận chiến này, Cộng Đồng chúng tôi khắp nơi liên tục vận động với cơ quan hành chánh địa phương, để quốc kỳ biểu tượng cho dân chủ tự do và nhân quyền của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi ngày càng được công nhận nhiều hơn. Mặt khác, trong một mức độ nào đó, đã thể hiện nhãn quan của những nhà chính trị trong những cơ quan Lập Pháp và Hành Pháp Hoa Kỳ cấp tiểu bang, quiận hạt, và thành phố, vì những bài học kinh nghiệm trong sinh hoạt chính trường cho thấy sự kiện chính trị nào cũng mang theo nét nhìn riêng của nó. Và chiến thắng này là điều nhức nhối của lãnh đạo đảng với nhà nước Các Anh. Cái đau của lãnh đạo CSVN, nhất là lãnh đạo ngành ngoại giao Việt Nam đã thấu hiểu sự nhức nhối đó hơn ai hết, nhưng không có bất cứ phương cách nào ngăn chận được.
Đúng như một đoạn trong bài viết “A Flag For Freedom” (Lá Cờ Cho Tự Do) đăng trên nhật báo “Sydney Morning Herald” phát hành ngày 21/7/2008: “… Cuộc chiến có thể đã chấm dứt, nhưng đối với nhiều người trong Cộng Đồng người Việt ở Sydney thì không. … Mặc dù đó là một biểu tượng không có quốc gia, và nó bị cấm tại quốc gia nguyên thủy của nó. Đây là quốc kỳ của nước Việt Nam Tự Do”.
Tôi mong Các Anh bình tâm mà nhìn chuỗi sự kiện đã và đang diễn ra, và suy nghĩ từ chiều sâu tâm hồn của chính mình chớ không phải tâm hồn của người đảng viên cộng sản. Các Anh hãy đứng trong hàng ngũ tuổi trẻ, trí thức, đồng bào, giành lại quyền `làm người cho 89 triệu đồng bào được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị, được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
Tôi vững tin rằng, bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những `Người Lính Chúng Tôi- vẫn hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào, những thế hệ làm nên lịch sử.
“Tự Do, phải chính chúng ta tranh đấu, vì Tự Do không phải là quà tặng”.
Phạm Bá Hoa
Texas, tháng 4 năm 2012
Theo NgườiViệtBoston
* * *
Bản tin ngắn gởi Các Anh. Ngày 23/3/2012, trong cuộc họp thảo luận dự án tiếp tục đổi mới, nâng cao phẩm chất (mà Các Anh gọi là chất lượng) và hiệu quả làm việc của Quốc Hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội cho rằng: “Thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các giới chức lãnh đạo cao cấp do Quốc Hội phê chuẩn hoặc bầu lên là phản ảnh tinh thần của Nghị Quyết Trung Ương lần thứ 4. Như vậy, hàng năm, Quốc Hội sẽ tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm và kết quả sẽ được công khai cho dân biết. Những giới chức mà Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng chính phủ, Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch nước, Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Ủy Viên Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chánh Án Tòa Án Tối Cao, Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, và Tổng Kiểm Toán Nhà Nước…..”
Có thể Các Anh nghe những phát biểu như vậy quen rồi nên không cảm nhận được nội dung đích thực của nó, nhưng với tôi thì có. Vì gần 90% đại biểu trong Quốc Hội là những cấp lãnh đạo từ Bộ Chính Trị xuống đến tận cùng hệ thống tổ chức đảng và tổ chức nhà nước, chẳng lẽ họ bỏ phiếu truất phế họ trong khi họ là “những đỉnh cao gian trá” mà. Nếu Các Anh chưa tin tôi, hãy nghe ông Gorbachev, cựu Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên Xô nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng, đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
Và bản tin ngắn cuối cùng Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam, sau 4 ngày xét xử, Tòa án Nhân Dân thành phố Hải Phòng, ngày 30/3/2012, vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã kết thúc, với bản án như sau: Ông Phạm Thanh Bình, nguyên là Chủ Tịch tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin, 20 năm tù giam. Tám bị cáo còn lại đều bị tù giam. Sau phiên tòa, ông Phạm Thanh Bình bị biệt giam cùng với Nguyễn Tuấn Dương tại trại T14. Sáng sớm ngày 31/03/2012, lúc thức dậy thì Nguyễn Tuấn Dương nhìn thấy ông Bình đã chết trong tư thế treo cổ bằng một sợi dây buộc vào chấn song cửa sổ phòng giam, chân của ông Bình cách mặt đất 5-7 phân tây. Tuấn Dương hốt hoảng, kêu cứu với trại giam. Sơ khởi, ban chuyên án xác định ông Phạm Thanh Bình đã ngừng thở trước đó khoảng 3 hay 4 tiếng hồ.
Điều mà tôi gởi đến Các Anh là Nguyễn Tuấn Dương nói rằng: “Đêm qua trước khi ngủ, ông Bình đã tâm sự với tôi trong trạng thái của ông ấy căng thẳng. Ông nói: Khi ăn thì cùng ăn, nó còn ăn nhiều hơn tôi nhiều lần. Giờ thì nó bỏ mặc tôi chịu một mình với bản án tột khung, không có tình tiết giảm nhẹ. Đã vậy, tôi sẽ đạp đổ tất cả, sẽ khai đúng sự thật để chết thì cho chết hết như nhau”. Cuối bản tin của TTXVN có câu: “Bị cáo Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước, nhưng không biết vì sao bị cáo lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của bị cáo Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?”
Đọc xong bản tin này, Các Anh có nhận ra “Nó là nhân vật nào trong nhóm lãnh đạo đỉnh cao gian trá” không vậy? “Có phải Nó là người đã tuyên bố tại “Quốc Hội hộp thư” là nhận trách nhiệm sự sụp đổ của Vinashin, và Nó cũng nói là Nó không làm điều gì sai?” Tôi nói “Quốc Hội hộp thư” vì Quốc Hội chỉ làm nhiệm vụ của nhóm “đỉnh cao gian trá” chỉ thị, chớ không làm nhiệm vụ “đại biểu” do cử tri giao phó qua lá phiếu, thì giờ còn lại thì ngủ gục vì họ thuộc lòng bài bản của các vị đứng trên bục giảng hết rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét