Lạc Việt (Danlambao) dịch
Blogger Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày) đã khiến chính quyền Việt Nam giận dữ vì các hoạt động thúc đẩy nhân quyền và chỉ trích các cơ quan có thẩm quyền của ông. Họ đã giam giữ ông sau song sắt từ năm 2008, và trong 18 tháng qua, gia đình và luật sư của ông đã không được tiếp cận với ông. Tháng tư này, ông sẽ bị đưa ra xét xử lần thứ hai với tội danh về an ninh quốc gia do việc ông đã viết blog một cách ôn hòa.
Ngày 19 tháng 10, 2010 Nguyễn Văn Hải được mãn hạn tù sau hai năm rưỡi tù giam vì tội trốn thuế. Cùng ngày, gia đình của ông đã được thông báo rằng ông sẽ không được thả tự do. Thay vào đó, ông Nguyễn Văn Hải bị buộc tội "tuyên truyền chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam).
Ông Nguyễn Văn Hải được coi là một trong những blogger có ảnh hưởng lớn nhất của Việt Nam. Với bút hiệu "Điếu Cày" , ông là người tiên phong cho các bài viết trên blog tại Việt Nam trong năm 2007. "Điếu Cày" là vật dụng thường ngày dùng để hút thuốc của tầng lớp nông dân, và ông đã mượn tên này như để đại diện cho tầng lớp nông dân, những người nghèo và thiệt thòi nhất tại Việt Nam.
Nguyễn Văn Hải bắt đầu vận động cho công lý xã hội vào thời điểm một làn sóng các cuộc biểu tình của nông dân tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2007. Nông dân từ một số tỉnh miền Tây đã tập trung phản đối việc bồi thường bất hợp lý sau khi các nhà chức trách đã tịch thu đất đai của họ. Công an Việt Nam đã sử dụng vũ lực để dẹp tan các cuộc biểu tình. Văn Hải đã gặp một số những người biểu tình, ông đã kể lại những câu chuyện của họ, trong một cuốn sách của ông. Sau đó ông nói rằng ông chia sẻ sự mất mát của họ và muốn nông dân đứng lên cho quyền lợi chính đáng của họ.
Sau khi tiến hành các cuộc đình công để cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân nhà máy sản xuất giày trong năm 2008, ông cũng bày tỏ, chia sẻ những tổn thương, mất mát của họ như là của chính mình:
"Cho đến hôm nay, tôi luôn đứng về phía công đoàn công nhân, và tôi luôn ở bên họ bởi vì tôi đã trở thành một trong số họ. Cùng kề vai sát cánh như những anh chị em, tôi sẽ cùng họ chiến đấu tới cùng. "
"Tôi cảm thấy may mắn vì cuộc sống cho tôi những người bạn tuyệt vời như vậy. Chúng tôi hy vọng thời điểm sẽ đến ngay sau khi tất cả các đồng nghiệp của tôi sẽ chiến thắng" (trích từ blog của Điếu Cày).
Cúng với một số đồng nghiệp, ông Nguyễn Văn Hải đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một mạng blogger nhanh chóng nổi lên. Họ đã viết về các vấn đề như tham nhũng, mối quan hệ chính trị Việt Nam-Trung Quốc, bất công xã hội, và thiếu nhân quyền.
Từ năm 2008, nhà chức trách đã buộc các tiếng nói độc lập phải im lặng bằng cách giữ Nguyễn Văn Hải trong ngục tù. Vào tháng 5 năm 2009, nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Độc đoán (The UN Working group on Arbitrary Detention) kết luận rằng việc ông Hải bị giam giữ là trái với luật pháp quốc tế.
Sau một năm rưỡi bị biệt giam, vào ngày 29 tháng 3, cuối cùng ông được phép gặp luật sư của mình trong một trung tâm giam giữ ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông bị bệnh và rất suy yếu. Gia đình ông vẫn chưa một lần được gặp mặt.
Trong tháng 4 năm 2012, ông Nguyễn Văn Hải sẽ phải đối mặt với việc xét xử một lần nữa. Điều quan trọng là cả các cơ quan truyền thông và các nhà ngoại giao quốc tế sẽ tìm cách theo dõi cuộc xét xử để đảm bảo tính minh bạch trong trường hợp của ông Hải. Việc xét xử dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng tư. Hai blogger khác (Blogger Anhbasg & Blogger Tạ Phong Tần) sẽ hầu tòa cùng một lúc, cũng bị buộc tội với tội danh chống lại an ninh quốc gia chỉ bằng các bài viết ôn hòa của họ.
Vẫn còn chưa có gì rõ ràng về thời gian ở các nhà tù hay trại giam mà ông trải qua kể từ tháng 10 năm 2010. Điều rõ ràng, là các điều kiện trong các nhà tù Việt Nam rất thiếu thốn và các tù nhân phụ thuộc vào thực phẩm cung cấp từ người thân và bạn bè. Đây là một trong những lý do tại sao bà Dương Thị Tân là vợ của ông Hải đã rất lo lắng về tình trạng sức khỏe, tính mạng của ông. Bà đã nhiều lần yêu cầu chính quyền được phép thăm ông để tiếp tế thực phẩm và vật dụng khác. Tuy nhiên, những gói thực phẩm không bao giờ được giao. Thậm chí, nhiều lần còn bị trả lại cho bà với lời giải thích "ông từ chối nhận chúng."
Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders) tin rằng các cáo buộc chống lại ông Nguyễn Văn Hải mang động cơ chính trị, nhằm ngăn chặn tiếng nói của ông về nhân quyền và những lời chỉ trích về quốc phòng. Việc xét xử đầu tiên quá bất công và đã không đúng theo tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Civil Rights Defenders
http://www.civilrightsdefenders.org
Bản tiếng Việt: Lạc Việt
Ngày 19 tháng 10, 2010 Nguyễn Văn Hải được mãn hạn tù sau hai năm rưỡi tù giam vì tội trốn thuế. Cùng ngày, gia đình của ông đã được thông báo rằng ông sẽ không được thả tự do. Thay vào đó, ông Nguyễn Văn Hải bị buộc tội "tuyên truyền chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam).
Blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải bắt đầu vận động cho công lý xã hội vào thời điểm một làn sóng các cuộc biểu tình của nông dân tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2007. Nông dân từ một số tỉnh miền Tây đã tập trung phản đối việc bồi thường bất hợp lý sau khi các nhà chức trách đã tịch thu đất đai của họ. Công an Việt Nam đã sử dụng vũ lực để dẹp tan các cuộc biểu tình. Văn Hải đã gặp một số những người biểu tình, ông đã kể lại những câu chuyện của họ, trong một cuốn sách của ông. Sau đó ông nói rằng ông chia sẻ sự mất mát của họ và muốn nông dân đứng lên cho quyền lợi chính đáng của họ.
Sau khi tiến hành các cuộc đình công để cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân nhà máy sản xuất giày trong năm 2008, ông cũng bày tỏ, chia sẻ những tổn thương, mất mát của họ như là của chính mình:
"Cho đến hôm nay, tôi luôn đứng về phía công đoàn công nhân, và tôi luôn ở bên họ bởi vì tôi đã trở thành một trong số họ. Cùng kề vai sát cánh như những anh chị em, tôi sẽ cùng họ chiến đấu tới cùng. "
"Tôi cảm thấy may mắn vì cuộc sống cho tôi những người bạn tuyệt vời như vậy. Chúng tôi hy vọng thời điểm sẽ đến ngay sau khi tất cả các đồng nghiệp của tôi sẽ chiến thắng" (trích từ blog của Điếu Cày).
Cúng với một số đồng nghiệp, ông Nguyễn Văn Hải đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một mạng blogger nhanh chóng nổi lên. Họ đã viết về các vấn đề như tham nhũng, mối quan hệ chính trị Việt Nam-Trung Quốc, bất công xã hội, và thiếu nhân quyền.
Từ năm 2008, nhà chức trách đã buộc các tiếng nói độc lập phải im lặng bằng cách giữ Nguyễn Văn Hải trong ngục tù. Vào tháng 5 năm 2009, nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Độc đoán (The UN Working group on Arbitrary Detention) kết luận rằng việc ông Hải bị giam giữ là trái với luật pháp quốc tế.
Sau một năm rưỡi bị biệt giam, vào ngày 29 tháng 3, cuối cùng ông được phép gặp luật sư của mình trong một trung tâm giam giữ ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông bị bệnh và rất suy yếu. Gia đình ông vẫn chưa một lần được gặp mặt.
Trong tháng 4 năm 2012, ông Nguyễn Văn Hải sẽ phải đối mặt với việc xét xử một lần nữa. Điều quan trọng là cả các cơ quan truyền thông và các nhà ngoại giao quốc tế sẽ tìm cách theo dõi cuộc xét xử để đảm bảo tính minh bạch trong trường hợp của ông Hải. Việc xét xử dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng tư. Hai blogger khác (Blogger Anhbasg & Blogger Tạ Phong Tần) sẽ hầu tòa cùng một lúc, cũng bị buộc tội với tội danh chống lại an ninh quốc gia chỉ bằng các bài viết ôn hòa của họ.
Vẫn còn chưa có gì rõ ràng về thời gian ở các nhà tù hay trại giam mà ông trải qua kể từ tháng 10 năm 2010. Điều rõ ràng, là các điều kiện trong các nhà tù Việt Nam rất thiếu thốn và các tù nhân phụ thuộc vào thực phẩm cung cấp từ người thân và bạn bè. Đây là một trong những lý do tại sao bà Dương Thị Tân là vợ của ông Hải đã rất lo lắng về tình trạng sức khỏe, tính mạng của ông. Bà đã nhiều lần yêu cầu chính quyền được phép thăm ông để tiếp tế thực phẩm và vật dụng khác. Tuy nhiên, những gói thực phẩm không bao giờ được giao. Thậm chí, nhiều lần còn bị trả lại cho bà với lời giải thích "ông từ chối nhận chúng."
Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders) tin rằng các cáo buộc chống lại ông Nguyễn Văn Hải mang động cơ chính trị, nhằm ngăn chặn tiếng nói của ông về nhân quyền và những lời chỉ trích về quốc phòng. Việc xét xử đầu tiên quá bất công và đã không đúng theo tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Civil Rights Defenders
http://www.civilrightsdefenders.org
Bản tiếng Việt: Lạc Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét