“Cậu Việt,
Khoảng hai mươi năm nữa hoặc
hơn, nếu có tình cờ nào cậu đọc được câu chuyện này. Dĩ nhiên phải bằng Anh ngữ.
Tôi hy vọng ngay từ bây giờ, khi cái truyện này được đăng tải trên các tạp chí
Việt ngữ, sẽ có người chuyển sang Anh ngữ. Để ít nhất, người Mỹ hiểu được phần
nào cái giá đau thương mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu sau ngày Mỹ bỏ rơi
VN. Để đất nước Mỹ và người dân Mỹ - nơi đã cưu mang hàng triệu người tỵ nạn
Đông Dương hiểu được rằng có một đất nước tên gọi VN ở đó nhân quyền bị xâm phạm
thô bạo.
Ở đó, người ta ném truyền
đơn, vũ khí vào nhà thờ để phao vu linh mục;
Ở đó, người ta đưa những tên
công an cạo đầu giả dạng thầy tu, mặc áo nâu sòng thông dâm phụ nữ, hãm hiếp
gái tơ vào chùa gõ mõ tụng kinh để phá hoại niềm tin phật tử;
Ở đó, người ta bị bắt buộc
phải thay trâu kéo cày để cấy lúa, thay trâu dẫm nát đất để đúc gạch xây thêm
nhà tù;
Ở đó, người ta bị bắt buộc
phải lấy tay quậy phân người lúc nhúc những giòi để trồng rau và ăn những rau
đó;
Ở đó, người ta vì quá đói
người ta phải tìm ăn tất cả những con vật động đậy từ cào, châu chấu đến cóc,
nhái, ễnh ương, rắn rít, chuột chết, gà toi, heo dịch… để mà sống qua ngày…”
Trên đây là đoạn cuối truyện ngắn
“Người đàn bà mang thai trên biển Đông” mà tôi đã viết trên đảo Bidong
và hoàn tất ở Hoa Kỳ vào năm 1987 với ẩn
dụ người đàn bà mang thai là đất nước Việt Nam hết bị Pháp, Nhật, Mỹ hãm hiếp
và những đứa con là 2 triệu người Việt lưu vong một ngày nào đó sẽ quay về xây
dựng lại đất nước khi chế độ CS bạo tàn đã sụp đổ.
Trong các trại tù, Việt Cộng
đã dùng cái đói để tàn phá nhân phẩm của những người tù.
Ngoài xã hội, chúng dùng
chính sách hộ khẩu với sổ lương thực để súc vật hoá con người, bần tiện hóa
nhân dân để bắt buộc người dân phải răm rắp nghe theo lệnh của chúng.
Sẽ có độc giả thắc mắc về mấy
chữ “học nghề đói” ở cái tựa bài viết và sẽ thắc mắc tại sao trên đời
này lại có cái nghề kỳ cục như thế, có phải là tôi bịa đặt ra? Xin thưa đây là
chuyện có thực 100% và được kể lại bởi một vị Tiến sĩ đã “tốt nghiệp” nghề này
kể lại trước khi chết.
Bài viết này xin không đề cập đến
chuyện VC dùng chính sách hộ khẩu để súc vật hoá con người, bần tiện hoá nhân
dân vì ai cũng biết điều này.
Bài viết này xin đề cập đến
chuyện “học nghề đói” của hai nhà trí thức bị Đảng trù dập vì dính líu đến
vụ án Nhân văn Giai phẩm là hai ông Nguyễn Hữu Đang và luật sư Nguyễn
Mạnh Tường.
Ông Nguyễn Hữu Đang là người đã
xây dựng lễ đài để ông Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nhưng sau đó,
ông đã bi Đảng trù dập vì dính líu đến vụ án Nhân văn Giai phẩm. Dĩ nhiên là
ông bị đói triền miên. Về cuối đời, nơi cư trú của ông là một lõm đất cạnh lũy
tre làng. Lõm đất vừa với thân người ốm đói của ông. Công việc mưu sinh hàng
ngày của ông là đi nhặt các bao thuốc để đổi cóc, nhái của lũ trẻ để làm thức
ăn! Ông này thì chỉ bị khổ mình vì ông ta không có vợ con.
Một người khác, vì muốn nói lên
tiếng nói của một kẻ sĩ “uy vũ bất năng khuất” mà cả gia đình phải cùng “chịu
đói triền miên” với ông ta.
Đó là Tiến sĩ Luật Nguyễn Mạnh
Tường.
Người đã dám dũng mãnh cất
tiếng tố cáo tội ác phi nhân của chế độ Cộng sản độc tài đảng trị ở VN trong 2
tác phẩm cuối đời của mình là “Kẻ bị khai trừ” và “Tiếng vọng trong đêm”.
Sau đây xin mời độc giả nghe
người sinh viên xuất sắc Nguyễn Mạnh Tường kể lại chuyện ông tốt nghiệp với văn
bằng tối ưu của Đại học “Dạy Nghề Đói” của CHXHCNVN như sau:
“Năm 1991, nghe nói anh (Nguyễn
Mạnh Tường) có viết cuốn hồi ký “Un excommunié” (Kẻ bị khai trừ),
tôi chưa được xem nguyên văn, nhưng cũng biết đại cương qua mấy đoạn lược dịch
mà tôi chép dưới đây.
… Theo lời của Đảng, tôi (NMT) đạp xe đạp đến
trụ sơ Mặt Trận Tổ Quốc. Ở đây, tôi đã nói trọng gần một ngày, 3 giờ buổi sáng,
chiều lại 3 giờ nữa, tóm lại như sau: Cuộc Cải Cách Ruộng Đất đã gây chết choc
cho cả chục ngàn người vô tội. Hàng nghìn vợ goá, con côi, đeo khăn tang trắng
từ khắp hang cùng, ngõ hẻm đến văn phòng luật sư của tôi, nhờ tìm cách phục hồi
danh dự cho những nạn nhân đã chết oan uổng, và để hỏi trách nhiệm của những kẻ
phạm tội. Tôi hết sức tiếc nuối mà nói với họ rằng: điều này vượt quá sức tôi,
vì đây là vấn đề chính trị, không thuộc lãnh vực luật pháp và những quyền tài
phán thông lệ. Tuy nhiên, nỗi chấn đông trong tôi đã khiến tôi phản nói, và mọi
người đồng tình rằng: phải ngăn cản những thảm họa như thế, không cho xảy tiếp
trong tương lai. Vả chăng chính chính quyền cũng đã tỏ lời hối lỗi… (…)
Tôi bị cách chức ngay không
còn được giữ sổ lương thực, phải tìm mọi cách tiết kiệm. Trước hết là bỏ bữa
ăn sáng. Rồi thịt, cá biến dần trong bữa trưa và tối. Cơm và rau giảm bớt mỗi
ngày, mấy ngày sau phải yên lòng với một bát cháo…
Từ 7 năm nay, con gái tôi dậy
Toán cách Hà Nội 40 cây số. Sức không kham nổi, từ chức để thi vào Cao Đẳng Sư
Phạm: học 5 năm, đậu cao., xin dậy trường Chu Văn An. Một cô bạn cùng nộp đơn,
Ban Giám Khảo cho con tôi trúng tuyển. Nhưng cô bạn được thu nhận, vì là con một
đảng viên! Con tôi phải học nghề gốm ở một hợp tác xã. Khi được lĩnh phụ cấp học
nghề lại bị trừ vào tiền học phí. Tôi tình mở lớp dạy Pháp văn tại nhà, thì
ngay hôm đầu, mọt bọn Công An (CA) kéo đến.
Anh thủ trưởng mập lù không
đợi mời đã ngồi ngay ghế trên, gằn từng tiếng:
-Ông có biết vì lẽ gì tôi đến
đây không?
Tôi lắc đầu.
Hắn nói tiếp:
-Ông giả vờ khờ khạo hả? Ông
là thằng trí thức thối nát, nuôi đây ý thức hệ phản động. Này, đầu tường các cơ
sở, các công văn, không thấy khẩu hiệu Nhà nước à? Độc lập, tự do, hạnh phúc.
Thủ hỏi độc lập cho ai? Tự do cho ai? Nếu không cho nhân dân? Nếu không tin Đảng,
tin Chủ tịch muôn vàn kính yêu thì tin vào ai bây giờ chứ?
Rồi hắn đưa ngón tay út ra
hiệu. Một viên CA bước đến, rút ở túi đeo một bình thủy nhỏ, rót trà ra chén, rồi
đưa vào tay chủ chiếc điếu cày. Tên này nhấp ngụm trà, tên hầu nhồi thuốc vào
nõ điếu, mồi đóm trên chiếc bật lửa, tên chủ rít một hơi dài nhả khói từng
vòng, mắt lim din, môi dưới trễ ra, trịnh trọng đưa lời phán quyết:
-Ông đã chẳng tiếp thu đuợc
gì cả! Đã phạm lỗi lầm trầm trọng. Nhưng Đảng khoan hồng. Để cảm ơn Đảng, lẽ ra
ông phải yên lặng để suy ngẫm tội của mình. Trái lại, ông mở lớp dậy tiếng
Pháp, tìm cách liên hệ thanh niên, nhằm kéo chúng ra khỏi Đảng. Vì vậy mà mọi lớp
dậy học tư từ nay bị cấm tiệt? Biết chưa?
Thế này thì làm gì được bây
giờ? Tôi không thể đạp xích lô: tuổi hết còn làm nổi. Ngồi vĩa hè sửa xe đạp
như nhiều sĩ quan cao cấp khi về hưu ư? Kiến thức tôi có lại không giúp cho tôi
khả năng nào trước một chiếc xe đạp hỏng. Có bạn cho một con chó, nhưng rồi nó
già đi, chúng tôi lại không bổ dưỡng được nó, đến một hôm nó không dậy được nữa,
cả nhà khóc khi thấy nó khò khè trút hơi thở cuối cùng.
Loài vật trong nhà chỉ có
con gà mái, may lại đẻ mắn lạ thường, mỗi ngày cho một quả trứng. Chúng tôi
thay phiên nhau ăn, mỗi người đợi tới lượt mình. Không có gạo hay ngô cho nó, mỗi
ngày chờ vãn chợ chiều, tôi vờ đi dạo, nhặt ít rau rơi vãi về giúp nó cầm hơi.
Cứ thế đấy: Bản án dành
cho tôi là cơn đói gần như kinh niên. Mệt mỏi lan khắp cơ thể. Tôi thấy như
chì trong hôn mê. Hễ cố gắng đứng lên, thì lảo đảo vài bước rồi rơi thịch xuống
giường, bụng thắt bóp hay dãn nở theo từng cơn thở, xen kẽ giữa căng thẳng và
nghỉ ngơi, trước khi bị nhận chìm dưới tình trạng vô thức.
Tôi học nghề đói như thế
đấy!”.
(Trích “Nhớ Nơi Kỳ Ngộ”,
hồi ký của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc – Nhà ZIELEKS xuất bản Hoa Kỳ năm
1997. Các trang 217,218,219).
*
“Tôi học nghề đói như thế đấy!
Thế giới ơi! Người có thể ngờ:
Ở thế kỷ 20, mà ở đất nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có một nhà khoa bảng
tốt nghiệp ưu hạng 2 bằng cấp Tiến sĩ về Văn chương và Luật học lúc 22 tuổi tại
Pháp là Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường trước khi chết đã hãnh diện tuyên bố như
trên?!
LÃO MÓC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét