Tình hình Biển Đông thực sự khó lường trước.
Bởi vì, những câu hỏi có thể nêu ra, thí dụ, căng thẳng biển Đông có thể sẽ giảm hoặc biến mất nếu Phi Luật Tân đồng ý mời công ty Trung Quốc vào khai thác dầu khí chung ở Biển Tây Phi (theo tên gọi của Manila) hay Biển Đông (theo cách VN gọi)? Hay thí dụ, Khối ASEAN có cách nào làm êm sóng Biển Đông bằng cách lạng qua lạng lại giữa Mỹ và TQ? Hay là, nếu giới tướng lãnh TQ vì tranh chấp quyền lực nội bộ sẽ có thể kêu gọi hung hăng thêm Biển Đông?
Bởi vì, những câu hỏi có thể nêu ra, thí dụ, căng thẳng biển Đông có thể sẽ giảm hoặc biến mất nếu Phi Luật Tân đồng ý mời công ty Trung Quốc vào khai thác dầu khí chung ở Biển Tây Phi (theo tên gọi của Manila) hay Biển Đông (theo cách VN gọi)? Hay thí dụ, Khối ASEAN có cách nào làm êm sóng Biển Đông bằng cách lạng qua lạng lại giữa Mỹ và TQ? Hay là, nếu giới tướng lãnh TQ vì tranh chấp quyền lực nội bộ sẽ có thể kêu gọi hung hăng thêm Biển Đông?
Báo Manila Standard Today của Phi Luật Tân hôm 1/5/2012 cho biết rằng Bộ Năng Lượng Phi Luật Tân hôm Thứ Hai nói là sẽ mời các công ty dầu khí TQ vào làm đối tác với hãng dầu Forum Energy Plc. để khai thác giếng dầu Sampaguita ở Recto Bank thuộc vùng Trường Sa, nơi được tin là có trữ lượng cao dầu và khí đốt.
Bộ này cũng nói là sẵn sàng nới thêm hạn thăm dò của hãng Forum Energy tại Recto Bank trong trường hợp vấn đề an ninh tại Biển Đông ngăn trở vì tranh chấp giữa chính phủ TQ và các nước tranh chủ quyền khác.
Thứ Trưởng Năng lượng Phi Jay Layug nói với các phóng viên rằng chính phủ Phi cởi mở về việc hãng dầu kh1i TQ tham dựï đối tác với Forum Energy “nếu họ tôn trọng luật pháp Phi Luật Tân.”
Bộ Trưởng Năng Lượng Phi Jose Rene Almendras nói rằng mỏ Malampaya có 2.7 ngàn tỷ cubic-feet khí đốt và khai thác 25 năm mới hết, và bằng 1/4 Recto Bank cho nên Recto Bank sẽ khai thác 100 năm nữa mới cạn.
Câu hỏi chúng ta muốn nêu lên rằng: Tại sao Phi có vẻ dịu giọng và muốn mời công ty dầu TQ vào khai thác chung nơi đang tranh chấp? Hay có phải đó là giảỉ pháp tốt nhất. Thực sự, không ai có thể đoán được tình hình ra sao, khi các viên chức Phi nói trong buổi họp báo thuần về kinh doanh.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Simon Tay, Chủ Tịch Viện Quốc Tế Vụ Singapore và là giáo sư luật quốc tế ở Đaị Học Quốc Gia Singapore có bài viết trên Today Online nêu rằng khối ASEAN cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông, và không nhất thiết “phải tự động bênh vực Phi Luật Tân.”
Giáo sư Simon Tay nêu ra tính bất định của Biển Đông vì thực tế hiện nay quân lực Mỹ đã giảm hiện diện ở đảo Okinawa (Nhật Bản) tới 9,000 lính TQLC.
Ông nói, ngay cả khi Obama tái đắc cử, chính sách ngoaạ giao của Mỹ về Châu Á có thể biến đổi vì Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói là sẽ rời chức vụ trong nhiệm kỳ 2 của Obama, và Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Châu Á Kurt Campbel nhiều phần cũng sẽ ra đi. Một nhóm viên chức khác sẽ lên thay vào đầu năm tới, và họ sẽ cần thời giờ nghiên cứu để có sách lược riêng.
Tương tự, nếu TT Obama thất cử, Đảng Cộng hòa nắm quyền ở Mỹ có thể sẽ có ngôn ngữ hung hăng hơn và căng thẳngv ới TQ có thể leo thang. Nghĩa là tính bất định vẫn khó đoán.
Trong khi đó, bản tin VOA hôm Thứ Hai cho biết Trung Quốc đã bác đề nghị hòa giải cho vụ tranh chấp Biển Đông của Phi Luật Tân.
Bản tin nói, Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông, thậm chí đối với những vùng biển gần bờ biển của Phi Luật Tân và các nước khác ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Lập trường cố hữu của Bắc Kinh là thông qua đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông, trong khi Việt Nam, Phi Luật Tân và các nước khác đòi tiến hành những cuộc đàm phán đa phương để giải quyết vụ tranh chấp còn bao gồm các nước Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Bãi cạn Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Phi Luật Tân khoảng 230 kilo mét trong khi phần đất gần nhất của Trung Quốc với bãi cạn này là đảo Hải Nam, cách đó tới 1,200 kilomét về hướng bắc.
VOA ghi thêm, “Vụ căng thẳng mới nhất giữa hai nước bùng ra hôm mồng 8 tháng tư khi tàu hải giám của Trung Quốc ngăn không cho hải quân Phi Luật Tân bắt giữ các thủy thủ trên 8 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc mà Manila cho là đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của mình.”
Trong khi đó, bản tin BBC đã phỏng vấn “Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng và được chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason Hoa Kỳ cho biết nguyên nhân thực chất về bang giao đằng sau các cuộc trao đổi thăm viếng quân sự hải quân của hai cường quốc này ở Việt Nam.”
GS. Nguyễn Mạnh Hùng nhận định qua BBC:
“Thực chất là xung đột quyền lực và quyền lợi giữa hai quốc gia. Theo tôi, Trung Quốc muốn ép và lấn Việt Nam, muốn Việt Nam đi hẳn theo mình. Trong khi đó, thì Việt Nam cố gắng cưỡng lại sức ép đó, được phần nào hay phần ấy, trong khung cảnh tương quan quyền lực giữa một nước láng giềng khổng lồ và một tiểu quốc.
Bên Trung Quốc trong khi có những khó khăn nội bộ, những bất đồng giữa hàng ngũ lãnh đạo cao nhất, điển hình là sự kiện Bạc Hy Lai, trong giai đoạn chuyển giao quyền hành, và mặt niềm tin về ý thức hệ cộng sản, việc làm dễ nhất là khuyến khích tình cảm quốc gia quá khích.
Tình cảm này đang được phe diều hâu Trung Quốc khai thác.
Theo tôi, nếu chính sách khiêu khích và cứng rắn được áp dụng và nếu các nhà lãnh đạo chính trị không kiểm soát được, nó có thể gây ra những đụng độ nhỏ.
Và “cái xảy nảy ra cái ung”, nó có thể tạo ra những phản ứng dây chuyền đe dọa an ninh và ổn định ở Á Châu mà khó ai có thể lường được.”
Quả nhiên là Biển Đông luôn luôn tàng ẩn những đợt sóng khó lường vậy. Trong khi VN dịu giọng với Trung Quốc, chính phủ Phi lại có lúc cảm tính trồi sụt, và Bắc Kinh lại “muốn ép và lấn Việt Nam, muốn Việt Nam đi hẳn theo mình,” theo lời GS Nguyễn Mạnh Hùng.
Như thế, ASEAN có thể làm gì, và hiện diện Hoa Kỳ có thể gắn bó tới đâu cũng là những điều khả vấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét