Bạn thân,
Có những chuyện tưởng như là đơn giản, nhưng lại cứ bị đưa vào danh sách tối mật. Thí dụ, danh sách các ca khúc còn bị chính phủ Hà Nội cấm hát... sau gần 4 thập niên vẫn chưa được nêu rõ. Cụ thể, có thể hỏi rằng, ca khúc nào của các nhạc sĩ Miền Nam đã được cho phép hát? Không có câu tar3 lời minh bạch.
Báo Người Lao Động nêu lên thắc mắc qua bài viết “Bao giờ công khai ca khúc cho phép?”
Bạn hãy hình dung, lấy thí dụ, cũng y hệt giả sử như thời Tây Sơn cấm đọc thơ Nguyễn Du trong khi thi sĩ họ Nguyễn đang trốn về Hà Tĩnh... thì có thể hiểu được, vì còn chiến tranh. Nhưng cũng chưa chắc Tây Sơn đã kỳ thị các bài thơ tuyệt vời của họ Nguyễn. Như4ữngc huyện naỳ chúng ta không biết rõ.
Nhưng nhà nước Hà Nội căm thù các ca khúc thời VNCH là ai cũng thấy, vì muốn hát là phải xin phép.
Báo Người Lao Động kể chuyện nhà nước căm thù âm nhạc như sau:
“Không được hát những ca khúc hay sáng tác trước năm 1975 không chỉ là sự thiệt thòi cho nghệ sĩ mà còn thiệt hại cả với công chúng. Chính vì không công khai danh sách ca khúc cho phép phổ biến nên dẫn đến trường hợp nhà tổ chức và ca sĩ bị cấm đoán vô lối, thậm chí rơi vào “cái bẫy” hát ca khúc chưa được phép phổ biến.
Cấp phép cho hơn 1.000 bài nhưng Cục Nghệ thuật Biểu diễn chỉ mới cho công khai rộng rãi trên trang web của mình hơn 300 bài.
Trong live show Riêng một góc trời được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 1-2012, danh ca Tuấn Ngọc đã đưa Nỗi lòng người đi, ca khúc rất quen thuộc của nhạc sĩ Anh Bằng, vào danh sách ca khúc sẽ biểu diễn để xin phép công diễn chương trình.
Nỗi lòng người đi gắn với giọng ca Tuấn Ngọc, được rất nhiều khán giả, đặc biệt là khán giả ở Hà Nội, yêu mến. Tuy nhiên, mong muốn dành tặng khán giả thủ đô một ca khúc đẹp về Hà Nội của Tuấn Ngọc đã không thực hiện được. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Hà Nội từ chối cấp phép biểu diễn cho ca khúc này với lý do chưa được phép phổ biến.
Có phép rồi vẫn bị cấm
Điều bất ngờ là trong khi ca sĩ Tuấn Ngọc không được hát thì chính ca khúc Nỗi lòng người đi này lại có mặt trong album Hà Nội nơi có tình yêu tôi của ca sĩ Xuân Hảo được phát hành hồi cuối tháng 12- 2011, tức trước chương trình của ca sĩ Tuấn Ngọc một tháng. Trước băn khoăn của những người biết chuyện Tuấn Ngọc không được hát ca khúc này, Xuân Hảo cho biết anh không hề biết chuyện “ca khúc chưa phổ biến”...”
Câu hỏi đơn giản: tại sao Xuân Hảo hát được, in album được... mà cùng bài này thì Tuấn Ngọc không hát được?
Có phải vì Tuấn Ngọc vẫn bị xem là người của thời VNCH?
Vậy thì, 700 ca khúc được hát nhưng còn giấu tên là các bài nào? Đúng là đầy những bí hiểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét