Trang

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Cán cân công lý vẫn nghiêng vì tiền ?

Mới hơn 6giờ sáng, ngày 27 tháng 3 năm 2012, ông Phạm Xuân Tác, một người tàn tật đi xe lăn từ huyện Yên Khánh và nhiều người dân ở các huyện trong tỉnh đã có mặt trước trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình. Trong thời gian chờ đợi phiên tòa diễn ra, mọi người bàn luận về chuyện cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình mấy năm gần đây có nhiều biểu hiện khuất tất. Từ khởi tố, thụ lý đến xét xử gây xôn xao dư luận, làm mất lòng tin trong dân ở những người nhân danh “cán cân công lý”?
1. Vụ bà Nguyễn Thị Quỹ, ở khu phố 2, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là người tố cáo hành vi lừa đảo có tổ chức của bà Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Công ty cổ phần vàng bạc đá quí toàn cầu tỉnh Ninh Bình.

Việc giả mạo chữ ký bà Quỹ. Việc dùng Chứng minh thư của bà Quỹ không còn giá trị để rút tiền (bà Quỹ đã đổi Chứng minh thư). Chứng cứ đã rõ nhưng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình lại cho rằng: Vi phạm chưa cấu thành tội hình sự? Để rồi! Người tố cáo, trở thành bị đơn trong vụ án được dựng lên gọi là “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”. Nhóm phóng viên điều tra Đài truyền hình Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam đã vào cuộc lên tiếng phanh phui trên phương tiện thông tin đại chúng. Theo gia đình bà Quỹ, nhiều người trong đó có Công an đang tại chức và những người đã nghỉ hưu được xem phóng sự điều tra đều rất bức xúc.
Tiếc rằng! Chưa có ai lên tiếng bảo vệ cho đồng đội và gia đình đồng đội mình đang phải chịu oan trái, bất công (chồng bà Quỹ là Công an đã nghỉ hưu), bà Nguyễn Thị Quỹ là đảng viên trên 40 năm tuổi Đảng, nay phải long đong đi tìm công lý? Văn phòng Chính phủ, có số: 1284/VPCPKNTN ngày 02/3/2012 (V/v chuyển đơn, thư của công dân tỉnh Ninh Bình). Theo công văn trên, bà Quỹ đến Trụ sở tiếp Công dân tỉnh Ninh Bình liên hệ để biết việc Cơ quan chức năng giải quyết đơn của bà nhưng bị cán bộ tiếp dân tỉnh gây khó?
2. Vụ ông Đinh Đức Phiếu, đảng viên, trú tại số nhà 35, đường Lương Văn Thăng, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, dư luận cho là một “kỳ án”. Bởi, chỉ 5 ngày, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã khởi tố vụ án. Sau đó, hồ sơ được chuyển xuống Cơ quan Tố tụng thành phố Ninh Bình. Vụ án được nhanh chóng đưa ra xét xử, tuyên phạt ông Phiếu 5 năm tù giam về tội “vu khống”, gia đình ông Phiếu có đơn kháng cáo kêu oan, gần 3 năm vụ án không được đưa ra xét xử phúc thẩm?
Khi dư luận, đồng đội của ông Đinh Đức Phiều, những Cựu chiến binh sư đoàn 304 và nhiều Hội cựu chiến binh lên tiếng. Ngày 30/6/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình đưa vụ án ra xử phúc thẩm. Kết thúc phiên toà, bị cáo Đinh Đức Phiếu không phạm tội “vu khống”, huỷ bản án hình sự sơ thẩm số: 135/2008/HSST ngày 01/12/2008, khôi phục mọi quyền lợi cho ông Phiếu. Có điều lạ, ông Phiếu không phạm tội. Tại sao, những kẻ đã chụp mũ khoác lên cổ người Cựu chiến binh đã hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước tội “vu khống” lại vẫn nhởn nhơ?
Hơn 8 giờ, Cán bộ Tòa án mới thúc dục mọi người vào phòng xử án để phổ biến nội qui phiên tòa, sau đó. Hội đồng xét xử dẫn nhau vào phòng xử án, người đứng giữa giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có: Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: ông Tạ Văn Vinh. Bên trái viên Chủ tọa: Ông Đinh Ngọc Nghị, Thẩm phán, kế tiếp là: Ông Đinh Giang Nam, cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình. Thư ký, ghi biên bản phiên tòa. Bên phải viên Chủ tọa: Bà Nguyễn Thị Liên, Thẩm phán, kế tiếp là: Bà Đinh Thị Nga, Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Chủ tọa thông báo: Đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn, anh Đặng Văn Dư có đơn xin xét xử vắng mặt? Làm xong thủ tục, Chủ tọa hỏi Đại diện bị đơn: Lý do, bị đơn bác toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 12/2011/DS-ST ngày 22/9/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình. Đại diên bị đơn trình bầy: Việc bất thường của đại diện “Cán cân công lý” ở Tòa án thành phố. Cùng vụ việc, bà Đỗ Thị Nam, người dân khởi kiện Tòa án trả lại đơn. Quan chức, Nguyễn Bạch Đằng khởi kiện Toà án nhanh chóng thụ lý vụ án?
Chủ tọa khéo léo ngắt lời: Đề nghị Đại diện bị đơn, nêu những vấn đề có trong bản án sơ thẩm. Tôi thưa với Chủ toạ: Những điều tôi nêu, đều liên quan đến lý do bị đơn phải kháng cáo. Thẩm phán, Đinh Ngọc Nghị nhổm người lên tiếng chặn họng…Tôi chỉ viên Thẩm phán hỏi: Ai cho ông nói? Viên Thẩm phán như chạm phải dòng điện khựng lại, Hội đồng xét xử trố mắt tập trung cả vào đại diện bị đơn. Không khí phòng xử án im lặng, tôi nói tiếp: Là Thẩm phán, ông phải biết trong các Hội nghị kể cả ở cuộc họp nhỏ nhất, ai muốn phát biểu phải giơ tay xin phép, được sự đồng ý của người chủ trì mới được phát biểu. Chẳng lẽ! Ông không biết nội qui phiên tòa hay ông quen ỉ ghế “Quan tòa” để nạt dân? Phiên tòa này, ai cũng như ông thì sẽ thành chợ trời…Viên Thẩn phán, như bị dòng điện hút hết nước từ từ ngồi về vị trí. Các thành viên trong Hội đồng xét xử phúc thẩm, cũng chỉnh lại tư thế. (Sau phiên tòa, tôi được biết lực lượng Công an kéo đến rất đông. Có cả viên Trung tá an ninh Công an tỉnh Ninh Bình, Lê Trần Tạo).
Đại diện bị đơn trình bầy tiếp: Thưa Hội đồng xét xử, kính thưa các Cụ, các ông bà quan tâm đến sự công minh của Pháp luật đã bớt chút thời gian đến dự phiên tòa hôm nay. Để Hội đồng xét xử và những người tham dự phiên tòa biết lý do kháng cáo yêu cầu: “Bác toàn bộ bản án sơ thẩm”. Sau khi xem hồ sơ vụ án, tôi có ý kiến gửi đến ông Tạ Văn Vinh, Chủ tọa phiên tòa, gửi đến Viện kiểm sát tỉnh Ninh Bình, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình. Tại phiên tòa hôm nay, tôi trình bầy cụ thể:
- Sự giảo trá, không trung thực của nguyên đơn, ông Nguyễn Bạch Đằng bà Trần Thị Thuý, thể hiện ở phần “Nhận thấy” trong bản án sơ thẩm.
- Sự dảo trá của Luật sư, thể hiện ở “Đơn đề nghị” (V/v giám định chứng cứ tài liệu).
- Kết luận giám định chứng cứ không có sự thông đồng, thì cũng không có tính thuyết phục.
- Sự áp đặt, nhìn nhận, phán quyết “Hồ đồ” của những người tham gia xét xử sơ thẩm.
Tờ giấy “Bán nhà và nhượng lô đất ở”, Tòa án thành phố “Ngộ nhận” là: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Thực tế, nó là văn bản giả tạo để che đậy “Giấy biên nhận” tiền đặt cọc. Nó là “lá bùa” để ông Đằng cầm giấy phép sử dụng đất của bà Nam đi làm thủ tục chuyển nhượng đất. Nó thể hiện rõ sự giả dối bởi, chữ ký, chữ viết bằng mực tím dưới mục. Người bán nhà “Nam – Đỗ Thị Nam” (Tại trang 1), dưới mục Người làm chứng “Hà Văn Dư” (Tại trang 2), bà Nam và ông Dư đều khẳng định. Không biết nội dung và không ký văn bản đó (ông Dư đã loại ra khỏi vụ án). Tờ giấy đó, còn thể hiện rõ hành vi lừa đảo của ông Nguyễn Bạch Đằng. Lừa mẹ con bà Nam viết, ký bằng mực đen (Tại trang 2) “Tôi Đỗ Thị Nam đã nhận đủ số tiền” bà Nam và con trai công nhận. Chữ ký, chữ viết nhưng thời điểm vào tối 22/12/2008. (Lời của bà Nam và con trai là sự thật, vì anh Hiền (con bà Nam, sinh năm 1982, đến năm 1992 mới 9 tuổi. Không có chuyện đứa trẻ 9 tuổi ký Hợp đồng mua bán đất).
Sự thật! Thông qua môi giới là ông Phạm Quang Thạo, ông Nguyễn Bạch Đằng có trao đổi mua bán đất với cụ Đỗ Xuân Trường bố bà Nam, (cụ Trường không phải chủ đất). Việc mua bán thể hiện ở “Giấy biên nhận” tiền đặt cọc: “Đất chạy giấy tờ…Số tiền đặt cọc 1.200.000đ” được ghi Bằng số – Bằng chữ, lập thành 2 bản. Nội dung, phù hợp với lời khai của ông Thạo trong bản án sơ thẩm. Sự thật này, nguyên đơn và người đại diện phớt lờ không nhắc đến?
Phần “Nhận thấy” trong bản án sơ thẩm, cho rằng: “Năm 1992, ông Nguyễn Bạch Đằng có mua của bà Đỗ Thị Nam…khi mua hai bên có viết tay giấy mua bán nhà, đất cho nhau và có người làm chứng, chứng kiến sự việc. ông Đằng đã giao đủ số tiền mua đất cho bà Nam…Sau đó ông Đằng mang giấy tờ đất và giấy biên nhận mua bán nhà đất đến UBND xã Ninh Tiến làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì được UBND xã trả lời là phần đất ông mua đang có qui hoạch làm đường quốc lộ nên việc chuyển nhượng tạm dừng khi nào xác định được mốc giới cụ thể thì mới làm được thủ tục sang tên…”. Năm 1993 – 1994, mốc giới đã được xác định. Năm 1997, bà Nam nhận đền bù tài sản nhà và một phần diện tích đất ở. Hiện nay, bà Nam vẫn ở trên phần đất còn lại của mình. Ông Nguyễn Bạch Đằng có nhà, cách nhà bà Nam khoảng 700m. Tại sao mãi đến năm 2009, ông Đằng mới xác định được mốc giới? Vì “Hoa mắt” những người đại diện “Cán cân công lý” không nhận ra sự giả dối của ông Đằng?
Tiếp theo: Bà Đỗ Thị Nam, bà Hà Thị Nhường, người chứng kiến việc làm của ông Đằng đêm 22/12/2008. Tòa án không triệu tập, 2 bà vẫn đến dự phiên tòa và xin phát biểu. Trước tòa, anh Nguyễn Văn Hiền cũng trình bầy chi tiết về hành vi lừa đảo của ông Nguyễn Bạch Đằng.
Thẩm phán, Đinh Ngọc Nghị hỏi, Đại diện bị đơn: Chữ ký được giám định…Tại điều 697; 198; 698. Pháp luật qui định…anh có ý kiến gì? Đại diện bị đơn trả lời: Thưa hội đồng! Việc kết luận giám định, không có tính thuyết phục. Tôi đã có văn bản gửi đến Chủ toạ phiên tòa. Điều luật, ông Thẩm phán nêu, chỉ áp dụng trường hợp mua bán với chính chủ. Ở đây, bà Nam là nạn nhân trong việc mua bán, tôi đề nghị Hội đồng phúc thẩm xem xét hành vi lừa đảo của ông Nguyễn Bạch Đằng.


Kiểm sát viên, Đinh Thị Nga hỏi: Tại sao mới nhận tiền đặt cọc, lại đưa giấy phép sử dụng đất cho người ta? Đại diện bị đơn trả lời: Thưa hội đồng! Điều này tôi đã phân tích ở phần trên. Thực tế trong giao dịch mua bán dân sự thời phong kiến, người ta đều đặt trước một khoản tiền gọi là “tiền giao kèo” hay “tiền đặt cọc”. Trong trường hợp này, việc mua bán thực tế ở “Giấy biên nhận”, tiền đặt cọc. Vì thế, cụ Trường giao giấy phép sử dụng đất để ông Đằng đi làm thủ tục…
Thẩm phán, Nguyễn Thị Liên hỏi: Anh cho rằng, ông Nguyễn Bạch Đằng mua bán đất với cụ Đỗ Xuân Trường, tai sao lại đưa Giấy phép sử dụng đất của bà Đỗ Thị Nam cho ông Đằng?
Đại diện bị đơn trả lời: Thưa hội đồng! Không phải tôi cho rằng! Thực tế là qua môi giới, ông Đằng mua đất với cụ Trường, trong đơn khởi kiện ông Đằng nêu (Bà Nam không có chồng). Tại văn bản gửi cho ông Vinh, tôi đã phân tích cụ thể. Vì bà Nam không có chồng nên mọi việc lớn trong gia đình đều do cụ Trường định đoạt. Biên bản đền bù, tôi đưa cho Hội đồng xét xử hôm nay. Ý kiến ghi trong biên bản đó cũng do cụ Trường viết nhưng cụ Trường lại ghi bên dưới là “Đỗ Thị Nam”, các giấy tờ quan trọng trong gia đình đều do cụ Trường cất giữ.
Phần tranh luận: Do nguyên đơn, vợ chồng Thượng tá, Trưởng phòng tổ chức Công an tỉnh Ninh Bình, chủ doanh nghiệp buôn bán đồ trang trí nội thất có tiếng trong tỉnh, ông Nguyễn Bạch Đằng và bà Trần Thị Thuý tiếp tục, không đưa mặt đến tòa. Đại diện nguyên đơn Luật sư Đặng Văn Dư có văn phòng luật sư Đặng Dư và cộng sự, đoàn luật sư tỉnh Ninh Bình cũng không giám đưa mặt đến tòa. Vì đã bị vạch trần bộ mặt dảo trá không trung thực thể hiện trong “Đơn đề nghị” giám định chứng cứ, ông Luật sư gửi đơn xin xét xử vắng mặt vẫn cố cong đuôi. Đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm!!!
Chủ tọa phiên tòa hỏi: Quan điểm của vị Đại diện Viện kiểm sát. Kiểm sát viên, Đinh Thị Nga không căn cứ vào diễn biến tại phiên tòa phúc thẩm. Bà có quan điểm “bỏ túi” đưa ra đọc. Bà Nga cho rằng: Lỗi như nhau nên mỗi bên chịu một nửa, rồi cũng ra điều tính toán, áp dụng điều nọ khoản kia. Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Ninh Bình, trở thành “diễn viên tuồng” trước Tòa làm cho không khí phiên tòa sôi động hẳn lên.
Ông Hoàng Quốc Trị, ở huyện Hoa Lư, là Cựu chiến binh sư đoàn 304, là dũng sỹ chống Tham nhũng, tiêu cực có tiếng ở tỉnh Ninh Bình cũng có mặt tại phiên tòa. Ông Trị, xin được phát biểu nhưng Chủ tọa phiên tòa không đồng ý. Mới hơn 10 giờ Chủ tọa tuyên bố kết thúc phiên tòa và thông báo. Đầu giờ chiều mọi người có mặt nghe tòa tuyên án?
Nghe quan điểm, của Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Ninh Bình, ông Hoàng Quốc Trị và người dân tham dự phiên tòa có nhận định: Việc kháng nghị của Viện kiểm sát tỉnh Ninh Bình, không phải vì nỗi oan trái của người dân. Thực tế, họ “Cùng chung gặm một khúc xương”. Chắc chắn, bản án sẽ được dập khuôn theo quan điểm “bỏ túi” của Đại diện viện kiểm sát tỉnh.
Quả thật! Đến chiều, ÁN được NGHỊ đúng như quan điểm “bỏ túi” của vị Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Ninh Bình. Nhận được bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình, bà Đỗ Thị Nam lại làm đơn đề nghị Giám đốc thẩm.
Xin chuyển nội dung đến Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội khóa XIII, đến các Đại biểu Quốc hội được dân tâm đắc, xin chuyển đến cơ quan công luận xem xét can thiệp lên tiếng để giải nỗi oan cho những người dân thấp cổ bé họng, để “Cán cân công lý” không cong vì quyền, không nghiêng vì tiền./.
Ninh Bình ngày 30 tháng 4 năm 2012
Tình nguyện viên chống Tham nhũng tiêu cực tỉnh Ninh Bình.
Hoàng Trung Kiên
ĐT: 0989.203.278

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét