Sau cuộc biểu tình ngày 17-7
năm 2011, phóng viên Mặc Lâm có phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
và giáo sư Nguyễn Huệ Chi như sau:
“- Mặc Lâm:
Chúng tôi xin được hỏi chuyện giáo sư Nguyễn Huệ Chi (NHC) vốn rất nổi tiếng với
trang blog bauxite VN và bây giờ ông cũng là người tham gia thường xuyên vào các cuộc biểu tình vừa qua. Điều chúng
tôi nhận thấy rất rõ là khuôn mặt trí thức tham gia biểu tình còn quá ít so với
truyền thống sĩ phu Bắc Hà vốn nổi tiếng gan góc và sôi nổi cùng vận nước. Họ cũng
là niềm tự hào của cả nước vì truyền thống chống xâm lăng luôn xuất phát từ
đây, tức là thủ đô Hà Nội.
Với câu hỏi tại sao cho tới
bây giờ ngoài những khuôn mặt rất quen thuộc thường xuất hiện vừa qua, người ta
không thấy có ai khác trong giới trí thức tham gia biểu tình? Có điều gì
lớn hơn sự sợ hãi khiến cho giới tinh hoa của dân tộc chưa bước hẳn xuống
đường phố nhiều hơn, để cất cao tiếng thét hòa với dòng người biểu tình đòi hỏi
công bằng cho Tổ Quốc?
-Giáo sư Nguyễn Huệ Chi:
Tôi chưa nghĩ đến việc này bởi vì những người trí thức nào mà nhận thấy việc đi
biểu tình là cấp bách đối với bản thân mình thì họ tham gia, bởi vì trí thức
thì cũng không nhiều mà trí thức có tâm huyết với đất nước thì cũng có thể nhìn
mặt nhau mà thấy, cho nên ai thấy vấn đề này bức thiết đối với mình thì tham
gia.
Vấn đề ở đây là do nhận thức
thôi. Người này nhận thức rằng việc làm này đối với họ là có ích hơn, người kia
thì nhận thức rằng việc xuống đường bảo vệ đất nước là lợi ích trước mắt cũng
như lợi ích lâu dài và là lợi ích hàng đầu, chứ mình không thể bắt trí thức
khác đi được. Bởi vì khi một anh trí thức, đã gọi là trí thức thì người ta đã
quyết định rồi, cho nên người ta tự khắc là có nhận thức. Nếu họ thấy việc xuống
đường để bảo vệ tổ quốc hiện nay chưa cấp thiết mà việc đóng góp những kỹ thuật,
những vấn đề khoa học là cấp thiết hơn thì họ xông vào làm những cái ấy cũng có
ích. Còn những người vừa làm những cái ấy nhưng vừa thấy việc xuống đường trước
mắt cấp thiết hơn tất cả mọi việc, bởi vì còn đất nước thì vẫn còn làm những việc
khác, chứ không còn đất nước nữa thì muốn làm gì cũng không được.
Theo tôi, tôi đặt những người ấy
ở hàng nhạy bén hơn, nhưng mà không phải vì thế mà mình có thể nói với những
người khác là anh phải làm những việc này đi bởi vì không phải đó là việc mà
người trí thức người ta không biết. Và nói như thế bằng thừa đối với trí thức,
bởi đã gọi là trí thức thì họ tự khắc biết việc mình phải làm, thế thôi!”
Trước đó, phóng viên Mặc Lâm đã
phóng vấn Tiến sĩ (TS) Nguyễn Xuân Diện với câu hỏi:
“Trước tiên xin được hỏi Tiến
sĩ Nguyễn Xuân Diện vì ông là người rất nhiệt tình đối với những công cuộc biểu
tình xảy ra vào mỗi Chủ Nhật vừa qua. Chúng tôi được biết trong blog của tiến sĩ
cũng đưa tin cùng những hình ảnh biểu tình rất nhanh và người dân khắp nơi có thể
theo dõi một cách rõ ràng từng diễn tiến của cuộc biểu tình.
Thưa TS, trên trang blog của
ông cũng vừa xuất hiện lời khẳng định rằng ông và bạn bè sẽ tiếp tục biểu tình
vào ngày Chủ Nhật tới, ông có nghĩ rằng sau khi bị đàn áp và bắt bớ vào Chủ Nhật
vừa rồi thì số người biểu tình lần này sẽ thấp hay không?”
-TSNXD: Tôi không nghĩ
như vậy, bởi vì Trung Quốc mà tiếp tục gây hấn và nếu công an tiếp tục đàn áp
như thế thì đoàn người biểu tình người ta sẽ tiếp tục đi và không cái gì có thể
ngăn cản họ được bởi vì đây là thể hiện lòng yêu nước. Và đã gọi là tinh thần
yêu nước VN thì anh biết rồi, từ trong lịch sử đã chứng minh quá rõ ràng rồi là
tinh thần yêu nước sẽ dâng cao để quét sạch hết cả lũ bán nước và cướp nước,
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như thế (do Lão Móc in đậm và gạch
đít). Tôi nghĩ rằng sẽ không có gì thay đổi.
-Mặc Lâm: Đó là lời khẳng định
của TS NXD…” (Hết trích).
*
Như mọi người đều biết, cuộc biểu
tình ngày 24-7-2011 đã diễn ra tốt đẹp không bị công an CSVN đàn áp khốc liệt
như cuộc biểu tình tuần trước mà báo chí đã ghi lại bức ảnh nổi tiếng không
thua gì bức ảnh công an VC bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý trong một
phiên toà kangaroo đó là bức ảnh “những cú đạp lịch sử” vào mặt người biểu tình
của tên đại úy CA tên Minh.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã rất
khéo léo trả lời phóng viên Mặc Lâm về “hiện tượng” có quá ít “sĩ phu Bắc Hà”
tham gia những cuộc biểu tình ở Hà Nội.
Phóng viên của đài phát thanh
và các trang mạng nước ngoài cũng đã phỏng vấn về chuyện vì sao ở thành phố
Sàigòn đã “án binh bất động”.
Nguyên nhân, theo bài báo thì,
vì:
“Sự thiếu vắng những gương mặt
cột trụ lớn như Lê Hiếu Đằng, HuỳnhTấn Mẫm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Viện…
đã khiến cho những thanh niên kiên trì xuống đường vào những chủ nhật sau đó
không khỏi cảm thấy bơ vơ, nhất là khi so sánh với Hà Nội có hẳn một danh sách
các trí thức tên tuổi liên tục lên tiếng kêu gọi và cùng xuống đường với người
dân thủ đô. Cũng tin báo chí cho biết: "Nhà cầm quyền đàn áp biểu tình
ở Sàigòn mạnh hơn vì lo sợ những diễn tiến phức tạp ngoài tầm kiểm soát có thể
xảy ra trong các cuộc biểu tình.” Nhiều người biểu tình thừa nhận: “Cái
đó cũng có thể, tại vì Sàigòn đúng là phức tạp hơn. Nếu tình hình không siết chặt
thì dễ dẫn đến nhiều vấn đề vì lịch sử cũng đã như vậy rồi.”
Trong khi đó thì, chính một người
trong những người được gọi là “những gương mặt cột trụ lớn” đã xuất hiện trong
cuộc biểu tình tại Sàigòn lần thứ nhất là ông người Pháp André Manras có
tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết, người viết bài hãnh diện khoe là đã cùng
các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm… “chống Mỹ cứu nước” lại viết về “nguyên
nhân sự vắng mặt của… những gương mặt cột trụ” này như sau:
“…Đừng mong rằng tôi sẽ làm
giống như một số người bạn của tôi, cựu tù nhân chính trị của chế độ Sàigòn.
Nhân danh một quá khứ quang vinh, họ im lặng cam chịu chấp nhận những khốn khổ
thê thảm hiện tại. Họ sợ phải lên tiếng cùng với thế hệ thanh niên của họ
đang xuống đường. Họ bám víu vào hình ảnh đầy hào quang của họ
trong quá khứ và nhắm mắt trước những hình ảnh hiện tại vì sợ bị chóng mặt hay
buồn nôn. Tôi rất mến những người bạn này, nhưng cũng rất thương cho họ. Chắc họ
khổ tâm lắm! Khổ tâm hơn tôi nhiều. Chắc họ cũng cảm thấy rất rõ những hy sinh
ngày trước của mình bị phản bội, được tán tụng mỗi ngày chỉ để bị chà đạp thô bạo
hơn! Tôi đơn giản hy vọng rằng những hành xử man rợ và phản quốc, mà những
hình ảnh cuộc biểu tình ngày 17-7 tại Hà Nội đã cho tôi thấy sẽ đánh thức dậy
lòng can đảm của tuổi hai mươi của họ - và làm cho họ khoẻ mạnh hơn. Tuổi trẻ
hôm nay cần đến một hình ảnh sống động và đàng hoàng của họ!”.
*
“Có điều gì lớn hơn sự sợ
hãi khiến cho giới tinh hoa của dân tộc chưa bước xuống đường phố nhiều hơn để
cất tiếng thét hòa với dòng người biểu tình đòi hỏi công bằng cho Tổ Quốc?”
Không biết câu trả lời của giáo
sư Nguyễn Huệ Chi với phóng viên Mạc Lâm đã có thể giải đáp phần nào câu hỏi
trên đối với “giới sĩ phu Bắc Hà”?
Theo tôi, trích đoạn trong bài
viết của ông Hồ Cương Quyết tức André Mandras về “những gương mặt cột trụ lớn”
như những Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi… những kẻ đã lợi dụng tự do,
dân chủ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa để xách động biểu tình “chống Mỹ cứu nước”
đã quá đủ để trả lời “vì sao thành phố Sàigòn của miền Nam anh dũng trong thời
kỳ chống Mỹ cứu nước” nay lại im lìm như một thây ma trong thời kỳ chống Trung
Cộng chiếm đất, lấn biển!
Để rõ hơn, xin mời nghe thêm
“ông trí thức” Tiêu Dao Bảo Cự (TDBC), một ông trí thức “đã từng góp
công chống Mỹ cứu nước” nói về chuyện “Từ kiến nghị, tuyên cáo đến biểu tình
và vai trò của trí thức Việt Nam” như sau:
“Từ chỗ là người trong guồng
máy, trong chế độ, một số trí thức, văn nghệ sĩ đã chuyển sang vị trí đối lập,
đối kháng với những người cầm quyền. Trí thức, văn nghệ sĩ, đặc biệt những người
có uy tín với công chúng, chỉ là một số ít, dĩ nhiên thuộc loại “trói gà không
chặt” nhưng sức mạnh của họ chính là ý nghĩa của biểu tượng và nguồn cảm hứng.
Sự có mặt của họ trên đường phố, bàn viết, sáng tác của họ lưu truyền trên các
mạng chắc chắn sẽ khơi động sự thức tỉnh cho rất nhiều người, nhất là lớp trẻ
có học. Trí thức, văn nghệ sĩ (không phải là nhà hoạt động chính trị chuyên
nghiệp) không thể trực tiếp lãnh đạo biểu tình thành công nhưng có thể góp phần
thức tỉnh và thôi thúc hàng ngàn, hàng vạn các bạn trẻ xuống đường”.
Tội nghiệp! Ngày xưa, khi sống ở
miền Nam, ông TDBC và những-người-cùng-đi-một-đường với ông không cần phải viện
dẫn “khuôn vàng thước ngọc” nào của các ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu để
làm khiên, làm mộc khi viết bài phê bình chính phủ.
Nay, sau 36 năm sống ở nước Việt
Nam xã nghĩa, ông trí thức này lôi những câu nói từ thời kháng chiến chống Pháp
của “Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của ông ta” (mà ai cũng biết chính ông
HCM và chủ nghĩa cộng sản là căn nguyên bao nhiêu đau thương, tang tóc cho đất
nước VN trong 66 năm qua) ra để che chắn cho bài viết như sau:
“Nếu chính phủ làm hại dân
thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
“Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhận chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước.”
*
Như nhiều người biết từ thập
niên 50, hai trí thức hàng đầu là luật sư Nguyễn Mạnh Tường và triết gia
Trần Đức Thảo đã về nước tham gia kháng chiến chống Pháp.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã bị
“đì” sống trong cảnh nghè khổ cho đến chết vì đã đọc bài “Qua những sai lầm
trong Cải Cách Ruộng Đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo”.
Triết gia Trần Đức Thảo cũng
cùng chung số phận như luật sư Nguyễn Mạnh Tường vì dính líu đến vụ Nhân văn
Giai phẩm, phải mất cả vợ và đã phải sống một cuộc đời nghèo khổ cho đến chết.
Và những nhà văn, nhà thơ dính
líu trong vụ Nhân văn - Giai phẩm số phận ra sao và họ đã công khai thú nhận
là họ đã “sợ” ra sao, xin không nhắc ra đây.
“Tôi không hề tham gia Mặt Trận Việt
Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành độc
lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm người
trí thức. Mà người trí thức muốn độc lập thì không nên tham chính. Người trí thức
phải đứng về phía nhân dân chứ không đứng về phía chính quyền”.
Đây là lời tuyên bố của luật sư
Nguyễn Mạnh Tường, tác giả quyển “Kẻ bị khai trừ” (Un excommunié).
Trong quyển “Une voix dans
la nuit” (Tiếng vọng trong đêm), tác phẩm áp chót của Nguyễn Mạnh Tường viết
xong ngày 19-3-1993, ở tuổi 84-85, cho tới nay, theo nhà phê bình Thụy Khuê
là “cuốn sách có hệ thống, khúc chiết và sâu xa nhất bao trùm toàn bộ hành
trình thiết lập chế độ đảng trị ở Việt Nam”.
Theo nhà phê bình Thụy Khuê thì
“Hiện nay, mọi người dường như đã “thích nghi” với chế độ kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngậm miệng là
điều kiện cần và đủ để thành công mọi mặt, từ công việc làm ăn đến thăng quan
tiến chức. Từ miếng giấy thông hành về nước, đến việc dạy học, việc mở và dự hội
thảo ở Việt Nam.
Ngoại trừ những khuôn mặt
can trường đã vào tù, tinh thần trí thức hướng dẫn xã hội và dân tộc đến bình đẳng
tự do, dân chủ, đã bị dẹp tan, gần như diệt chủng, kể cả những trí thức đã “du
học”, làm việc ở nước ngoài, đã được giải thưởng quốc tế, cũng lộn về để nhận
ân sủng, phẩm hàm, nhà cửa”.
“Phải chăng ngoại trừ những
khuôn mặt can trường đã vào tù, tinh thần trí thức hướng dẫn xã hội và
dân tộc đến bình đẳng tự do dân chủ, đã bị dẹp tan, gần như diệt chủng ở Việt
Nam” - theo như nhận xét của nhà phê bình Thụy Khuê?
Xin được gửi các câu hỏi rức
tim này đến tất cả những ai còn thấy mình có trách nhiệm với sự tồn vong của đất
nước Việt Nam.
NGUYỄN THIẾU NHẪN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét