Trang

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Biểu tình đòi đất, đòi người ở Hà Nội

Thanh Hóa: chống quy hoạch du lịch


HÀ NỘI (NV) - Ba cuộc biểu tình đông hàng trăm người xảy ra ở Hà Nội và Thanh Hóa trong ngày Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012 liên quan đến nông dân và ngư dân bị nhà cầm quyền cướp đoạt mất cơ hội sống.


Dân chúng xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên biểu tình đòi thả một phụ nữ bị “côn đồ” bắt cóc. (Hình: Blog nguyễn Xuân Diện)



Theo báo Dân Trí hôm Thứ Tư, hàng trăm người dân đã kéo nhau lên UBND huyện Hoằng Hóa phản đối “việc bè mảng của ngư dân ở thôn 3 Ðại Long, xã Hoằng Thanh bị đốt và cho rằng việc quy hoạch bến bãi, đường đi ra biển của ngư dân.”

Vụ việc bùng nổ vào ngày Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012 khi “hàng trăm người dân xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa thuê ô tô chở chiếc bè mảng bị cháy lên trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa để kiến nghị một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình.”

Ngư dân nghi ngờ “kẻ xấu” liên quan đến dự án “quy hoạch khu du lịch sinh thái” đã chủ mưu đốt tài sản của ngư dân không ngoài mục đích áp lực họ đi nơi khác.

Nhà cầm quyền địa phương lập dự án “du lịch sinh thái” để kiếm tiền nhưng lại đuổi ngư dân đi chỗ khác. Bến bãi, đường ra biển thuận tiện của họ trong hoạt động đánh cá của họ bị tước đoạt, gây trở ngại kiếm sống.


Người dân thuê ô tô chở chiếc bè mảng bị đốt cháy trong đêm lên UBND huyện. (Hình: Dân Trí)


Vì ngư dân vẫn tiếp tục sử dụng nên mới xảy ra chuyện bè mảng của họ bị đốt.

Theo tờ Dân Trí, nhà cầm quyền huyện Hoằng Hóa đã phải sử dụng một lực lượng đông đảo hàng trăm “cán bộ, chiến sĩ” để ngăn cấm dân xã Hoằng Thanh đổ lên thành phố Thanh Hóa biểu tình trên quãng đường dài 15 km.

Nhà cầm quyền huyện phải “đối thoại” với một số đại diện người dân suốt đêm 15 và đến 8 giờ sáng ngày Thứ Hai, 16 tháng 4 thì mới “chốt lại” các “nguyện vọng của nhân dân là mong huyện xem xét lại việc quy hoạch bến bãi, đường đi ra biển để ngư dân thuận lợi khai thác hải sản. Chứ cách quy hoạch như hiện tại là không ổn. Hơn nữa phải làm rõ thủ phạm đốt bè của dân.”

Dân Trí nói rằng “hiện tình hình địa phương đã ổn định trở lại.”


Hàng trăm người dân tập trung tại UBND huyện Hoằng Hóa trong đêm 15 tháng 4 để đối thoại với lãnh đạo huyện. (Hình: Dân Trí)


Trong khi đó, theo blog Xuân Diện Hán Nôm của ông Nguyễn Xuân Diện, khoảng 1,500 nông dân và tiểu thương phần lớn là nông dân và tiểu thương huyện Văn Giang và Dương Nội đã tập trung tại trụ sở tiếp dân của Trung Ương Ðảng và Nhà nước, số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Ðông, Hà Nội để “gửi đơn kêu cứu, khiếu nại.”

Ngoài những nông dân của hai địa phương trên còn có thêm nông dân và dân oan của nhiều địa phương khác tham gia với các biểu ngữ, băng rôn chống cưỡng chế kiểu cướp ngày.

Riêng tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), hàng trăm người đã kéo tới UBND huyện đòi thả một công nhân của một công ty sản xuất tăm tre đã bị “côn đồ bắt cóc.”


Cuộc đối thoại kéo dài đến gần sáng ngày 16 tháng 4 mới kết thúc. (Hình: Dân Trí)


Theo sự tường thuật, khi bà Nguyễn Thị Mây đang làm tại công ty tăm tre thuộc xã Quảng Phú Cầu đã bị “một nhóm người lạ mặt xông vào bịt mồm và lôi đi. Khi bà con kéo đi trình báo và đòi người thì được giải thích lý do là chị Mây đi cấy trên ruộng đang có tranh chấp, tức là khu ruộng 5% do bố mẹ để lại.”

Blog Nguyễn Xuân Diện cập nhật tin tức nói “người dân thôn Tư Sản, xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên) kéo đến bao vây trụ sở UBND xã Phú Túc để đòi thả người. Người dân biểu tình bằng cách dựng rạp ngay trước cửa ủy ban xã, giơ cao biểu ngữ đòi thả người. Nhà chức trách đã đọc loa phóng thanh dọa rằng 2 đối tượng nữa ra đầu thú sẽ được hưởng khoan hồng (?) - không hiểu vì tội gì. Cho đến tối nay, người dân vẫn chưa biết chị Nguyễn Thị Mây bị giam ở đâu, còn sống hay đã bị thủ tiêu.” (TN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét