Hơn một lần, với tư cách bệnh nhân hay người nhà, tôi mang quà đến biếu một đồng nghiệp nào đó mà không hề xấu hổ. Vì những món quà nhỏ bé đó xuất phát từ lòng thành, sự biết ơn với lòng tận tuỵ mà những người thầy thuốc đó đã dành cho thân nhân của tôi. Chắc chắn đó không phải là sự mua chuộc, vì ngoài việc xuất phát từ lòng thành, sự biếu xén này chỉ xảy ra sau khi “xong việc”, người nhà tôi đã khỏi bệnh.
Việc tôi làm, rất nhiều người bệnh Việt Nam ắt cũng làm như thế với người thầy thuốc của họ. Cũng như những tấm thiệp, bó hoa, cặp vé xem hoà nhạc… mà người bệnh Âu Mỹ gởi đến bác sĩ của họ, người bệnh Việt Nam cũng có những cách rất dễ thương để thể hiện tình cảm của mình: Từ nải chuối, buồng dừa, ký tôm, chai nước mắm, ổ bánh nhà làm…
Biếu xén, chia sẻ với người thầy thuốc của mình theo những phương cách ấy, chắc không có dư luận, qui phạm xã hội nào nỡ lòng lên án, hay dùng hai từ “y đức” rất to tát để chụp mũ, xuyên tạc.
Nhưng tiền bạc, phong bì thì khác. Phải nói thẳng đó là sự đút lót, mua chuộc. Nhất là khi nó xảy ra trong một ngữ cảnh rất chua chát là thái độ của người thầy thuốc sẽ thay đổi trong chớp nhoáng khi đã nhận phong bao. Càng đáng lên án hơn, khi chứng kiến thái độ bạc ác, hất hủi… của nhân viên y tế dành cho những người khốn khổ không thể vét túi cho chút của vi thiền nơi bệnh viện.
Gây áp lực, nhũng nhiễu để đòi hỏi phong bì theo cách như thế, rõ ràng là việc đáng lên án và không thể chấp nhận dưới mọi hình thức.
Bộ Y tế không sai khi phát động phong trào “nói không với phong bì” tại năm bệnh viện lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, một phong trào mang tính quốc gia ở cấp Bộ như thế có vẻ là một sự “vơ đũa cả nắm” rất không công bằng. Vì không phải bệnh viện nào, tỉnh thành nào… thì phong bì cũng trở thành một tệ nạn như ở các bệnh viện mà Bộ đã phát động phong trào. Tôi phản đối nếu như có bất cứ ai cho rằng hiện tượng phong bì là một tệ nạn phổ biến ở các bệnh viện tại Sài Gòn, nơi tôi đã làm việc trong nhiều năm. Nó có, nhưng ở một mức độ nhỏ hơn rất nhiều và là thiểu số. Và ít nhất, nó chưa biến thái đến mức độ tàn nhẫn theo kiểu không có tiền thì hất hủi, chửi mắng, bỏ phế không thèm chăm sóc. (tôi đã chứng kiến tận mắt những điều xấu hổ này ở một trong năm bệnh viện nói trên)
Rõ ràng, người bệnh Việt Nam tội nghiệp đã phải chịu nhiều áp lực để bắt buộc phải chung chi trong môi trường bệnh viện. Y đức đã suy đồi từ những người tạo ra áp lực ấy, những người luôn đon đả với kẻ có tiền và sẵn sàng ghẻ lạnh với những thân phận khốn cùng. Họ có lựa chọn nào khác ngoài việc xuỳ ra dăm tờ giấy bạc, để đổi lấy một chiếc giường để ngả lưng, để được thay băng nhẹ nhàng, để không bị quát mắng, la rầy… về những nhu cầu rất chính đáng của một người bệnh. Thậm chí, phải kẹp tiền vào sổ khám bệnh để được kê toa thêm dăm thứ thuốc bảo hiểm…
Trong một chuyến kinh lý bệnh viện, bà tân Bộ trưởng Bộ Y tế đã biểu lộ thái độ “choáng”, sửng sốt khi mục kích cảnh quá tải, lúc nhúc người trong bệnh viện. Cho dù thảm cảnh ấy đang xảy ra mỗi ngày ở rất nhiều bệnh viện trên toàn quốc. Cho dù tuổi nghề của bà Bộ trưởng không hề non trẻ. Cho dù không phải là lần đầu tiên mà bà tân Bộ trưởng bước chân vào bệnh viện.
Ngày hôm nay, đến lượt rất nhiều người bệnh và thầy thuốc Việt Nam lại “choáng” khi nghe câu phát biểu của bà Bộ trưởng: “Chúng tôi nghĩ rằng, nhân dân, người nhà bệnh nhân không đưa phong bì, không đưa quà khi vào khám bệnh thì thái độ và y đức của cán bộ y tế sẽ dần được cải thiện”.
Thưa bà, cho phép tôi được nói thẳng: đây là một sự đánh tráo khái niệm rất thô thiển, gian lận và là một phát biểu quàng xiên. Vì những bệnh nhân khốn khổ của tôi, của bà không có nhiệm vụ xây dựng và duy trì y đức. Y đức, hay nghĩa vụ luận y khoa ấy là do chính mỗi thầy thuốc chúng ta phải chiêm nghiệm và tuân thủ khi bước vào y nghiệp. Hiện tượng đút lót, mua chuộc… là dịp để chúng ta nhìn lại sự đổ vỡ của ngành mình mà đấm ngực ăn năn, thay vì đổ lỗi cho bệnh nhân.
Tôi tin chắc, không một bệnh nhân nào muốn dấm dúi phong bì cho thầy thuốc nếu như không có những tín hiệu, những gợi ý, hay những hắt hủi nhãn tiền do việc không có phong bì mang lại.
Đá quả bóng y đức đã rất nhàu nát về cho bệnh nhân, hoá ra việc này lại phản y đức lắm ru?
Người bệnh, nhất là những người khốn khổ phải vét túi để bỏ phong bao cho thầy thuốc của mình, không có nhiệm vụ kiến tạo và duy trì y đức cho mỗi thầy thuốc chúng ta, thưa bà.
Việc tôi làm, rất nhiều người bệnh Việt Nam ắt cũng làm như thế với người thầy thuốc của họ. Cũng như những tấm thiệp, bó hoa, cặp vé xem hoà nhạc… mà người bệnh Âu Mỹ gởi đến bác sĩ của họ, người bệnh Việt Nam cũng có những cách rất dễ thương để thể hiện tình cảm của mình: Từ nải chuối, buồng dừa, ký tôm, chai nước mắm, ổ bánh nhà làm…
Biếu xén, chia sẻ với người thầy thuốc của mình theo những phương cách ấy, chắc không có dư luận, qui phạm xã hội nào nỡ lòng lên án, hay dùng hai từ “y đức” rất to tát để chụp mũ, xuyên tạc.
Nhưng tiền bạc, phong bì thì khác. Phải nói thẳng đó là sự đút lót, mua chuộc. Nhất là khi nó xảy ra trong một ngữ cảnh rất chua chát là thái độ của người thầy thuốc sẽ thay đổi trong chớp nhoáng khi đã nhận phong bao. Càng đáng lên án hơn, khi chứng kiến thái độ bạc ác, hất hủi… của nhân viên y tế dành cho những người khốn khổ không thể vét túi cho chút của vi thiền nơi bệnh viện.
Gây áp lực, nhũng nhiễu để đòi hỏi phong bì theo cách như thế, rõ ràng là việc đáng lên án và không thể chấp nhận dưới mọi hình thức.
Bộ Y tế không sai khi phát động phong trào “nói không với phong bì” tại năm bệnh viện lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, một phong trào mang tính quốc gia ở cấp Bộ như thế có vẻ là một sự “vơ đũa cả nắm” rất không công bằng. Vì không phải bệnh viện nào, tỉnh thành nào… thì phong bì cũng trở thành một tệ nạn như ở các bệnh viện mà Bộ đã phát động phong trào. Tôi phản đối nếu như có bất cứ ai cho rằng hiện tượng phong bì là một tệ nạn phổ biến ở các bệnh viện tại Sài Gòn, nơi tôi đã làm việc trong nhiều năm. Nó có, nhưng ở một mức độ nhỏ hơn rất nhiều và là thiểu số. Và ít nhất, nó chưa biến thái đến mức độ tàn nhẫn theo kiểu không có tiền thì hất hủi, chửi mắng, bỏ phế không thèm chăm sóc. (tôi đã chứng kiến tận mắt những điều xấu hổ này ở một trong năm bệnh viện nói trên)
Rõ ràng, người bệnh Việt Nam tội nghiệp đã phải chịu nhiều áp lực để bắt buộc phải chung chi trong môi trường bệnh viện. Y đức đã suy đồi từ những người tạo ra áp lực ấy, những người luôn đon đả với kẻ có tiền và sẵn sàng ghẻ lạnh với những thân phận khốn cùng. Họ có lựa chọn nào khác ngoài việc xuỳ ra dăm tờ giấy bạc, để đổi lấy một chiếc giường để ngả lưng, để được thay băng nhẹ nhàng, để không bị quát mắng, la rầy… về những nhu cầu rất chính đáng của một người bệnh. Thậm chí, phải kẹp tiền vào sổ khám bệnh để được kê toa thêm dăm thứ thuốc bảo hiểm…
Trong một chuyến kinh lý bệnh viện, bà tân Bộ trưởng Bộ Y tế đã biểu lộ thái độ “choáng”, sửng sốt khi mục kích cảnh quá tải, lúc nhúc người trong bệnh viện. Cho dù thảm cảnh ấy đang xảy ra mỗi ngày ở rất nhiều bệnh viện trên toàn quốc. Cho dù tuổi nghề của bà Bộ trưởng không hề non trẻ. Cho dù không phải là lần đầu tiên mà bà tân Bộ trưởng bước chân vào bệnh viện.
Ngày hôm nay, đến lượt rất nhiều người bệnh và thầy thuốc Việt Nam lại “choáng” khi nghe câu phát biểu của bà Bộ trưởng: “Chúng tôi nghĩ rằng, nhân dân, người nhà bệnh nhân không đưa phong bì, không đưa quà khi vào khám bệnh thì thái độ và y đức của cán bộ y tế sẽ dần được cải thiện”.
Thưa bà, cho phép tôi được nói thẳng: đây là một sự đánh tráo khái niệm rất thô thiển, gian lận và là một phát biểu quàng xiên. Vì những bệnh nhân khốn khổ của tôi, của bà không có nhiệm vụ xây dựng và duy trì y đức. Y đức, hay nghĩa vụ luận y khoa ấy là do chính mỗi thầy thuốc chúng ta phải chiêm nghiệm và tuân thủ khi bước vào y nghiệp. Hiện tượng đút lót, mua chuộc… là dịp để chúng ta nhìn lại sự đổ vỡ của ngành mình mà đấm ngực ăn năn, thay vì đổ lỗi cho bệnh nhân.
Tôi tin chắc, không một bệnh nhân nào muốn dấm dúi phong bì cho thầy thuốc nếu như không có những tín hiệu, những gợi ý, hay những hắt hủi nhãn tiền do việc không có phong bì mang lại.
Đá quả bóng y đức đã rất nhàu nát về cho bệnh nhân, hoá ra việc này lại phản y đức lắm ru?
Người bệnh, nhất là những người khốn khổ phải vét túi để bỏ phong bao cho thầy thuốc của mình, không có nhiệm vụ kiến tạo và duy trì y đức cho mỗi thầy thuốc chúng ta, thưa bà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét