Ở thời điểm truyền thông Việt Nam đang khâm phục chiến công của mình trong vụ Tiên Lãng, với sự “phối hợp tác chiến một cách rất hoàn hảo” của lề trái và lề phải, theo cách nói của nhà báo Đoan Trang trong bài viết xúc động về “Giọt nước mắt của lề phải“, nhà thơ Hoàng Hưng đã nhiệt thành hi vọng về một nền “truyền thông Việt Nam hậu Tiên Lãng” không còn sự đối lập giữa lề trái và lề phải. Có người còn kì vọng rằng Tiên Lãng với người tù Đoàn Văn Vươn báo hiệu một bước ngoặt hay một bước quá độ cho tự do báo chí.
Ba tháng sau Tiên Lãng, muốn biết truyền thông Việt Nam đang ở đoạn quá độ nào trên hành trình đến tự do báo chí, chỉ cần đọc toàn văn báo cáo đánh giá và định hướng của chính phủ cũng như phát biểu chỉ đạo của Đảng với báo chí trong Hội nghị Báo chí Toàn quốc cuối tháng trước, trong đó những điểm bị coi là sai phạm của báo chí trong vụ Tiên Lãng được đặc biệt nhắc nhở. Muốn biết có thể xóa bỏ sự đối lập giữa truyền thông nhà nước và truyền thông độc lập hay không, chỉ cần lắng nghe sự im lặng hùng hồn của báo chí chính thống về một người tù khác, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, trước khi có thông tin về phiên tòa xử ông và các thành viên blog Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do sắp diễn ra.
Tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn đăng trên một tờ báo Đức sau đây về báo chí ở Trung Quốc. Sự giống nhau tới mức không thể hơn giữa hai nước trong lĩnh vực này không làm chúng ta ngạc nhiên, bất chấp những xung đột chủ quyền lãnh thổ.
Bà Nailene Chou Wiest là người Đài Loan, quốc tịch Pháp, từng cộng tác với hãng thông tấn Reuters và tờ South China Morning Post của Hong Kong, hiện là giáo sư thỉnh giảng về báo chí tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.
__________________
taz: Thưa bà Chou, báo chí Trung Quốc đăng đầy bài về các vụ bê bối tham nhũng, tai nạn hầm mỏ và những vấn đề khác. Vậy là báo chí đã được tự do hơn?
Nailene Chou Wiest: Không. Nhưng trong thời gian qua, truyền thông Trung Quốc đã học được một kĩ năng rất khôn khéo là tỏ ra cởi mở. Nhìn kĩ hơn thì có thể thấy rõ, có một số đề tài là được phép và những đề tài khác là hoàn toàn cấm kị.
Thông tin về tham nhũng thì được phép?
Đúng thế, nhưng chỉ được phép thông tin về những vụ ở cấp dưới. Lên cao hơn thì truyền thông chỉ được phép đưa ra những vụ mà chính phủ đã bật đèn xanh trước. Nhưng như thế không có nghĩa là nhà báo nào cũng được phép tìm hiểu chuyện làm ăn của một lãnh đạo cao cấp, dù nhiều người biết ông ấy có dính bùn. Một số ít tạp chí có thế lực có thể mạnh tay hơn, nhưng cũng chỉ là mạnh tay hơn một chút.
Chế độ kiểm duyệt hiện nay ngặt hơn trước phải không?
Đúng như vậy. Tình hình đang tệ hơn trước. Chính sách xiết chặt này bắt đầu từ cách đây bảy, tám năm. Thực ra chính quyền không quá sợ rằng một vấn nạn lớn nào đó tại Trung Quốc sẽ dẫn đến những cuộc nổi dậy như ở Ả-rập. Điều khiến chính quyền lo ngại hơn nhiều là một trong vô vàn các xung đột nhỏ hơn bỗng châm ngòi cho một đám cháy lớn của sự bất mãn trong dân chúng. Vì thế mà chính quyền theo dõi rất sít sao các thảo luận trên truyền thông và trên mạng. Khi thấy một đề tài nào đó đã quá nóng, theo đánh giá của họ, họ cho dẹp ngay lập tức. Chẳng hạn như vụ Lí Cương[i].
Là vụ người lái xe đâm chết một phụ nữ rồi tuyên bố chẳng ai làm gì được anh ta vì bố anh ta là lãnh đạo cao cấp tại địa phương?
Vâng. Dư luận cực kì công phẫn và coi đó là điển hình cho tình trạng lộng quyền. Chính quyền thả lỏng cho dân chúng thảo luận trên báo chí và trên mạng một thời gian, nhưng bây giờ thì xiết lại rồi. Bây giờ báo chí không được phép đăng bài về vụ này nữa.
Làm sao các tòa soạn biết được lúc nào không được phép nữa?
Kiểm duyệt trước thì không, bài vở trước khi đăng hay trước khi đưa lên mạng không bị duyệt. Nhưng các biên tập viên nhận chỉ thị – thường qua điện thoại – từ cơ quan tuyên giáo, thỉnh thoảng họ phải đi họp giao ban. Một số tờ báo dũng cảm hơn thì tìm cách đăng bài thật nhanh, trước khi có chỉ thị. Họ biết rằng hãn hữu lắm thì chính quyền mới bắt họ thu hồi những tờ báo đã phát hành, vì như thế chỉ khiến dư luận càng quan tâm đến những nội dung nhạy cảm.
Như trò mèo vờn chuột.
Các nhà báo Trung Quốc buộc phải chơi trò này, nếu muốn đưa thông tin ra công luận. Một người quen của tôi là biên tập viên kể rằng trong thời gian qua anh ấy đã phải viết “tự kiểm điểm” nhiều đến mức bây giờ viết những bản nhận lỗi như vậy thạo lắm, chỉ cần năm phút là xong. Đôi khi các chỉ thị của tuyên giáo cũng khá thiện tâm, chẳng hạn nhân “Tuần đọc sách” thì họ yêu cầu các tòa báo đăng bài về những cuốn sách hay và về lợi ích của việc đọc sách.
Còn với internet thì sao?
Chính quyền giám sát các cổng thông tin. Có một quy định là: Nếu không chấp hành chỉ thị thì một cổng thông tin sẽ bị treo 24 tiếng đồng hồ, không được cập nhật. Thế thì thiệt hại khủng khiếp cho kinh doanh của cổng thông tin đó. Còn với các microblog[ii] thì chính quyền lọc hết các từ khóa khạy cảm. Biện pháp đó khá hữu hiệu, vì những người như tôi và chắc khoảng 80 % người Trung Quốc không thạo kĩ thuật lắm. Nhưng tất nhiên các sinh viên của tôi thì đều biết cách vượt tường lửa Kim Thuẫn, nhiều người có trang riêng trên Facebook, mặc dù Facebook bị chặn ở Trung Quốc.
Thế nào là một tờ báo hay ở Trung Quốc?
Đó là những tờ báo thông tin về những vụ việc được cả nước quan tâm, mà không chỉ một lần. Không ít những tờ có giá trị như thế. Chẳng hạn như vụ một cặp vợ chồng trẻ xem băng porno tại nhà riêng của họ. Công an đã sục vào nhà và tịch thu băng. Ai cũng quan tâm đến vụ đó và từ đấy dẫn đến thảo luận về quyền riêng tư của công dân và thẩm quyền của công an. Một trong những động cơ để dũng cảm làm báo là tiền: Người đọc muốn bỏ ra đồng Nhân dân tệ nhọc nhằn kiếm được để mua tờ báo có những bài không giống các báo khác. Các tờ báo dũng cảm có nhiều người đọc hơn, từ đó cũng có nhiều khách muốn đăng quảng cáo hơn. Về mặt kinh doanh, như thế là thành công hơn, nhưng cũng chỉ đến một giới hạn nhất định: Khi lợi nhuận đã dồi dào thì các phương tiện truyền thông lại trở về thận trọng hơn.
Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra
____________________
[i] Vụ tai nạn Lí Cương ngày 16.10.2010
[ii] Microblog rất phổ biến tại Trung Quốc, đặc biệt tại những cổng dịch vụ lớn như sina.com, sohu.com, qq.com…
Ba tháng sau Tiên Lãng, muốn biết truyền thông Việt Nam đang ở đoạn quá độ nào trên hành trình đến tự do báo chí, chỉ cần đọc toàn văn báo cáo đánh giá và định hướng của chính phủ cũng như phát biểu chỉ đạo của Đảng với báo chí trong Hội nghị Báo chí Toàn quốc cuối tháng trước, trong đó những điểm bị coi là sai phạm của báo chí trong vụ Tiên Lãng được đặc biệt nhắc nhở. Muốn biết có thể xóa bỏ sự đối lập giữa truyền thông nhà nước và truyền thông độc lập hay không, chỉ cần lắng nghe sự im lặng hùng hồn của báo chí chính thống về một người tù khác, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, trước khi có thông tin về phiên tòa xử ông và các thành viên blog Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do sắp diễn ra.
Tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn đăng trên một tờ báo Đức sau đây về báo chí ở Trung Quốc. Sự giống nhau tới mức không thể hơn giữa hai nước trong lĩnh vực này không làm chúng ta ngạc nhiên, bất chấp những xung đột chủ quyền lãnh thổ.
Bà Nailene Chou Wiest là người Đài Loan, quốc tịch Pháp, từng cộng tác với hãng thông tấn Reuters và tờ South China Morning Post của Hong Kong, hiện là giáo sư thỉnh giảng về báo chí tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.
__________________
taz: Thưa bà Chou, báo chí Trung Quốc đăng đầy bài về các vụ bê bối tham nhũng, tai nạn hầm mỏ và những vấn đề khác. Vậy là báo chí đã được tự do hơn?
Nailene Chou Wiest: Không. Nhưng trong thời gian qua, truyền thông Trung Quốc đã học được một kĩ năng rất khôn khéo là tỏ ra cởi mở. Nhìn kĩ hơn thì có thể thấy rõ, có một số đề tài là được phép và những đề tài khác là hoàn toàn cấm kị.
Thông tin về tham nhũng thì được phép?
Đúng thế, nhưng chỉ được phép thông tin về những vụ ở cấp dưới. Lên cao hơn thì truyền thông chỉ được phép đưa ra những vụ mà chính phủ đã bật đèn xanh trước. Nhưng như thế không có nghĩa là nhà báo nào cũng được phép tìm hiểu chuyện làm ăn của một lãnh đạo cao cấp, dù nhiều người biết ông ấy có dính bùn. Một số ít tạp chí có thế lực có thể mạnh tay hơn, nhưng cũng chỉ là mạnh tay hơn một chút.
Chế độ kiểm duyệt hiện nay ngặt hơn trước phải không?
Đúng như vậy. Tình hình đang tệ hơn trước. Chính sách xiết chặt này bắt đầu từ cách đây bảy, tám năm. Thực ra chính quyền không quá sợ rằng một vấn nạn lớn nào đó tại Trung Quốc sẽ dẫn đến những cuộc nổi dậy như ở Ả-rập. Điều khiến chính quyền lo ngại hơn nhiều là một trong vô vàn các xung đột nhỏ hơn bỗng châm ngòi cho một đám cháy lớn của sự bất mãn trong dân chúng. Vì thế mà chính quyền theo dõi rất sít sao các thảo luận trên truyền thông và trên mạng. Khi thấy một đề tài nào đó đã quá nóng, theo đánh giá của họ, họ cho dẹp ngay lập tức. Chẳng hạn như vụ Lí Cương[i].
Là vụ người lái xe đâm chết một phụ nữ rồi tuyên bố chẳng ai làm gì được anh ta vì bố anh ta là lãnh đạo cao cấp tại địa phương?
Vâng. Dư luận cực kì công phẫn và coi đó là điển hình cho tình trạng lộng quyền. Chính quyền thả lỏng cho dân chúng thảo luận trên báo chí và trên mạng một thời gian, nhưng bây giờ thì xiết lại rồi. Bây giờ báo chí không được phép đăng bài về vụ này nữa.
Làm sao các tòa soạn biết được lúc nào không được phép nữa?
Kiểm duyệt trước thì không, bài vở trước khi đăng hay trước khi đưa lên mạng không bị duyệt. Nhưng các biên tập viên nhận chỉ thị – thường qua điện thoại – từ cơ quan tuyên giáo, thỉnh thoảng họ phải đi họp giao ban. Một số tờ báo dũng cảm hơn thì tìm cách đăng bài thật nhanh, trước khi có chỉ thị. Họ biết rằng hãn hữu lắm thì chính quyền mới bắt họ thu hồi những tờ báo đã phát hành, vì như thế chỉ khiến dư luận càng quan tâm đến những nội dung nhạy cảm.
Như trò mèo vờn chuột.
Các nhà báo Trung Quốc buộc phải chơi trò này, nếu muốn đưa thông tin ra công luận. Một người quen của tôi là biên tập viên kể rằng trong thời gian qua anh ấy đã phải viết “tự kiểm điểm” nhiều đến mức bây giờ viết những bản nhận lỗi như vậy thạo lắm, chỉ cần năm phút là xong. Đôi khi các chỉ thị của tuyên giáo cũng khá thiện tâm, chẳng hạn nhân “Tuần đọc sách” thì họ yêu cầu các tòa báo đăng bài về những cuốn sách hay và về lợi ích của việc đọc sách.
Còn với internet thì sao?
Chính quyền giám sát các cổng thông tin. Có một quy định là: Nếu không chấp hành chỉ thị thì một cổng thông tin sẽ bị treo 24 tiếng đồng hồ, không được cập nhật. Thế thì thiệt hại khủng khiếp cho kinh doanh của cổng thông tin đó. Còn với các microblog[ii] thì chính quyền lọc hết các từ khóa khạy cảm. Biện pháp đó khá hữu hiệu, vì những người như tôi và chắc khoảng 80 % người Trung Quốc không thạo kĩ thuật lắm. Nhưng tất nhiên các sinh viên của tôi thì đều biết cách vượt tường lửa Kim Thuẫn, nhiều người có trang riêng trên Facebook, mặc dù Facebook bị chặn ở Trung Quốc.
Thế nào là một tờ báo hay ở Trung Quốc?
Đó là những tờ báo thông tin về những vụ việc được cả nước quan tâm, mà không chỉ một lần. Không ít những tờ có giá trị như thế. Chẳng hạn như vụ một cặp vợ chồng trẻ xem băng porno tại nhà riêng của họ. Công an đã sục vào nhà và tịch thu băng. Ai cũng quan tâm đến vụ đó và từ đấy dẫn đến thảo luận về quyền riêng tư của công dân và thẩm quyền của công an. Một trong những động cơ để dũng cảm làm báo là tiền: Người đọc muốn bỏ ra đồng Nhân dân tệ nhọc nhằn kiếm được để mua tờ báo có những bài không giống các báo khác. Các tờ báo dũng cảm có nhiều người đọc hơn, từ đó cũng có nhiều khách muốn đăng quảng cáo hơn. Về mặt kinh doanh, như thế là thành công hơn, nhưng cũng chỉ đến một giới hạn nhất định: Khi lợi nhuận đã dồi dào thì các phương tiện truyền thông lại trở về thận trọng hơn.
Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra
____________________
[i] Vụ tai nạn Lí Cương ngày 16.10.2010
[ii] Microblog rất phổ biến tại Trung Quốc, đặc biệt tại những cổng dịch vụ lớn như sina.com, sohu.com, qq.com…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét