Tờ Wyborcza và tiếp theo đó là
nhiều trang mạng khác đã chạy tin có nội dung, người Việt Nam đang rời bỏ Ba
Lan, thay chân họ là những công dân Trung Quốc.
Bài báo cho biết, nhiều người Việt Nam đang bán tống bán táng hàng hóa, đóng
cửa quán ăn và rời bỏ Ba Lan. Bài báo cũng bày tỏ lo ngại rằng, cùng với họ, một
số lượng tiền mặt nhất định sẽ bị đem khỏi Ba Lan.
Khủng hoảng kinh tế
Nguyên do của sự ra đi không bắt nguồn từ sự đối xử của nước sở tại mà từ
những nguyên nhân kinh tế. Vẫn bài báo cho rằng, buôn bán trong lĩnh vực hàng
may mặc ngày càng kém đi ngoài lý do từ sự khủng hoảng chung còn có lý do riêng
mang tính cộng đồng.
Người Việt tại Ba Lan thường ‘bắt chước nhau’ nên buôn bán giống nhau và tự
mình tạo ra sự cạnh tranh với mình. Mặt khác, họ sống tập trung ở một số thành
phố lớn khiến khi khủng hoảng đổ xuống, nhiều người đã không tìm ra lối
thoát.
Bài báo cũng so sánh sự khác biệt giữa cộng đồng người Việt ở Ba Lan với Séc
và Đức và cho rằng ở những nước kia, cộng đồng sống phân tán rải rác hơn và
ngành nghề của họ cũng đa dạng phong phú hơn. Tuy vậy, bài báo không đưa ra con
số thống kê cụ thể về số lượng người Việt “rời bỏ Ba Lan” là bao nhiêu, nhưng
đưa ra nhận định, Ba Lan chẳng “lợi lộc” gì trong cuộc hoán vị này, mà vẫn “bị
thiệt” như từ trước tới nay.
Thực tế, so với các nước trong EU, nền kinh tế Ba Lan cho tới nay ổn định và
vững vàng hơn cả. Ba Lan liên tục tăng trưởng kinh tế trong khi nhiều nước trong
khối rơi vào khủng hoảng nợ công và tăng trưởng âm trong nhiều năm liên
tiếp.
Song sự vững vàng đó của kinh tế Ba Lan dường như không tác động tích cực
nhiều tới cộng đồng người Việt, tiền czynsz cao, buôn bán kém, đánh hàng lỗ, bán
hàng cũng lỗ là sự phàn nàn của nhiều bà con trong 1-2 năm trở lại đây.
Trở về?
Về Việt Nam là sự lựa chọn của một số người. Sau nhiều năm làm ăn, họ đã tích
cóp được một số tài sản nhất định, đã mua nhà, đất ở Việt Nam, nên khi buôn bán
ở Ba Lan rơi vào khó khăn, trở về sẽ là lựa chọn của nhiều người.
Nhưng cũng có nhiều người, sau nhiều năm, thậm chí hàng chục năm sống ở Ba
Lan họ cảm thấy môi trường Việt Nam “không còn thích hợp”, đặc biệt với thế hệ
thứ 2 sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Lựa chọn của những người này sẽ là một
nước thứ 3 hoặc tiếp tục bám trụ tại Ba Lan bằng cách chuyển đổi kinh doanh hay
chờ những cơ hội khác.
Một gia đình vừa đưa nhau qua Thụy Điển mở quán ăn, sau khi bán hết quầy quán
tại Wólka chia sẻ, “ở Việt Nam tôi chẳng thiếu gì nữa, nhà cao cửa rộng, vốn
kinh doang cũng có, nhưng không khí ở đó không thể thở được”.
Với bản tính năng động, hy vọng cộng đồng người Việt và mỗi người sẽ sớm tìm
ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng chung và riêng.
© Đàn Chim Việt
Đọc bài liên quan:
Ba Lan: Người Việt dùng
dao giải quyết mâu thuẫn
Ba Lan: Một phụ nữ Trung
Quốc bị thiêu sống trong rừng?
Lana Nguyễn: Nhà thiết
kế thời trang tại Ba Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét