Trang

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

ĐÃ 37 LẦN QUỐC HẬN: HÃY HÀNH ĐỘNG - ĐỪNG HÓT LỜI CHIM CHÓC MÃI!


Cách đây 32 năm, vào khoảng tháng 6 năm 1980, sau 5 năm chuẩn bị và trăn trở suy nghĩ, chán ngán các trò tranh đấu chống Cộng bằng những cuộc thảo luận tại những phòng khách sang trọng ở các thành phố, thủ đô Pháp, Mỹ, anh Trần Văn Bá, nguyên Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên VN tại Pháp trước tháng 4 năm 1975, đã bay sang Thái Lan. Dưới bí danh C.4 trong tổ chức “Mặt trận Các lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam”, anh đã góp phần tuyển mộ, tổ chức, huấn luyện cho các chiến sĩ kháng chiến, chuẩn bị xâm nhập quốc nội.


Kỷ niệm hai năm ngày rời Paris, từ vùng hoạt động, anh gửi ra ngoài một lá thư, có đoạn viết:

“Tôi vẫn mạnh khoẻ. Thật là gay go và cực khổ. Nhưng tôi cảm thấy được sự liên đới mật thiết giữa tôi với quê hương nghèo khổ, bất hạnh và đói khát. Công cuộc giải phóng đất nước, chủ yếu sẽ là công trình của những người kháng chiến quốc nội, chứ không phải của các chính trị gia lưu vong. (do tác giả bài này in đậm).

Và như nhiều người đều biết, anh Trần Văn Bá cùng một số chiến hữu xâm nhập và một số chiến hữu cơ sở quốc nội bị CSVN bắt. Và trong một phiên toà hát bội vào ngày 19-12-1984 tại Nhà hát thành phố Sàigòn xét xử anh cùng 21 chiến hữu khác trong tổ chức với nhiều án tử hình và chung thân. Anh Trần Văn Bá đã bị tuyên án tử hình cùng với Mai Văn Hạnh.

Trước phiên toà, Trần Văn Bá vẫn giữ vẹn khí phách của một chiến sĩ Quốc Gia can trường, anh đã thẳng thừng từ chối xin ân xá. Anh và một số chiến hữu đã lần lượt đền nợ nước trong năm 1985.     

Mười lăm năm sau, vào ngày Quốc hận 30 tháng Tư năm 2000, tại Paris, một phụ nữ Việt Nam đã quyết định dùng thân xác của mình để đốt lên ngọn lửa Trần Văn Bá. Trong những lời trăn trối để lại của người phụ nữ này, có đoạn như sau:

 “…Thế hệ cha anh của chúng ta đã dần dà yếu đuối, kiệt sức sau bao cảnh khốn cùng, đầy thương tích quá khứ. Vậy thì thế hệ chúng ta còn lại đây, không còn chờ đợi gì nữa, không thể trông cậy vào ai, nhất là không thể trông đợi vào quốc tế. Quốc tế vì quyền lợi của họ, họ đã mặc nhiên trên sự thống khổ của dân tộc ta, họ đã bị cái hỏa mù “Đổi mới”, cái lớp sơn che đậy sự mục rữa của một chế độ ung thối. Chúng ta phải có nhiệm vụ tẩy rửa cái lớp sơn đó ra, vạch trần nó trước công luận quốc tế… 25 năm qua, cũng ngày tháng tang thương này, biết bao xương máu của đồng bào và chiến sĩ đã đổ xuống, oan khuất trước cảnh Việt Nam thân yêu bị bức tử bao nhiêu người đã liệt oanh tử tiết; dân tộc ta không thiếu anh hùng, không thiếu người dám nằm xuống cho quê hương, mà chúng ta chỉ thiếu lòng tin tưởng ở nhau 25 năm nay, cũng có biết bao nhiêu kẻ âm thầm hy sinh; nơi thủ đô Paris mà chúng ta đang đứng hôm nay, cũng có dấu chân của anh hùng Trần Văn Bá, có những anh em vừa thoát khỏi nhà tù Cộng sản. Hỡi anh chị em, chúng ta hãy đốt lên ngọn lửa Trần Văn Bá trong mỗi con người chúng ta…”

Người phụ nữ quyết định dùng thân xác của mình để đốt lên ngọn lửa, tự nguyện làm ngọn đuốc với lòng căm phẫn để lên án chế độ Cộng sản phi nhân, nhằm mục đích nối tiếp ngọn lửa Trần Văn Bá có tên Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.

Ước vọng dùng thân xác của chính mình để đốt lên ngọn lửa Trần Văn Bá của chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã không thành. Nhưng không ai đem thành bại mà luận anh hùng! Không ai có thể chối cãi là ngọn lửa Trần Văn Bá sau 15 năm âm ỉ giờ lại bùng cháy mãnh liệt sau hành động phi thường của chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.

Sau 15 năm âm ỉ, ngọn lửa Trần Văn Bá đã và đang bùng cháy mãnh liệt từ hải ngoại đến quốc nội.

*

-Ngày thứ Năm 31-8-2000, lúc 19 giờ 45, cũng bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã dùng xăng đốt lá cờ đỏ, sao vàng và tấn công sứ quán CSVN tại Luân Đôn, Anh Quốc.

-Ngày thứ Sáu 1-9-2000, lúc 11 giờ 15 phút, “lão tướng” Trần Hồng đã tới trước sứ quán Cộng sản tại Pháp để tuyên án khai tử chế độ Cộng sản Việt Nam bằng một hành động có tính cách tượng trưng, nhưng quyết liệt khi dùng súng bắn vào quốc huy của CSVN gắn trước mặt tiền sứ quán Hà Nội.

Tưởng cũng nên biết, trước đó 4 năm, năm 1996, ông Trần Hồng đã lái một chiếc xe ủi đất xông vào sứ quán VC.

Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau, pháp đình Paris đã đem vụ “lão tướng” ra xét xử. Ký giả Dominique Simonot của tờ Libération ngày 4-9-2000 trong mục “Sổ tay Tòa án” đã viết như sau:

 “… Một người đàn ông nhỏ bé đứng dậy, đó là ông Trần, sanh năm 1930 tại Việt Nam. Một người (quốc tịch) Pháp làm trong ngành hàng hải thương thuyền đã về hưu. Ông Trần đã bị bắt trước sứ quán Việt Nam. Sau khi đốt một lá cờ CSVN, và với khẩu súng bắn hỏa pháo, ông ta đã bắn vào cái quốc huy gắn trên mặt tiền sứ quán. “Ông là một thuyền nhân và ông luôn luôn bày tỏ thái độ oán ghét của ông đối với chính phủ (CS) Việt Nam.” Bà chánh án đọc lớn: “Cách đây 4 năm ông Trần đã lái một chiếc xe ủi đất xông vào sứ quán.” Tại ghế bị can, ông Trần đã trả lời trước tòa: “Tôi là một người Quốc Gia, tỵ nạn tại đây và tôi có một mối thù sâu đậm với cộng sản. Hàng triệu đồng bào tôi đã phải chạy trốn, và hàng ngàn người đã chết trên biển để vinh danh cho Tự doông nói lớn không ngừng.Tòa đã hiểu, bà Chánh án ngắt lời, ông không tin là có những phương tiện khác ngoài việc phải phạm tội?Ông Trần trả lời: “Mọi phương tiện đều tốt, việc này nhắc lại cuộc kháng chiến chống Đức Quốc xã tại Pháp, những kháng chiến quân này đã không tuân theo luật của ông Pétain. Với tôi cũng vậy.” (Bản dịch của Từ Ngọc Lê).

-Ngày 15-9-2000, vào lúc 10 giờ 30 sáng, phái đoàn Ủy ban Phát huy Chính nghĩa Dân tộc với sự tham gia của lão tướng Trần Hồng đã có mặt tại Luân Đôn tham dự buổi xét xử bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tại tòa án hình sự West London Magistrates Court. Vì luật sư được cảnh sát Anh đề cử đã không can thiệp tốt cho chị Hạnh, cốt đưa bà Ngọc Hạnh vào tội danh hình sự nên phiên tòa ngày 15-9 tòa chỉ giải quyết việc thay luật sư bào chữa cho bà Ngọc Hạnh. Tưởng cũng biết, trong buổi khảo cung trước khi đưa ra phiên xử ngày 15-9, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã tuyên bố: “Tôi không tranh đấu cho cá nhân tôi, mà tôi tranh đấu cho cả dân tộc tôi.”

Theo bản tin được báo chí phổ biến thì “Cuối cùng tòa quyết định không cho bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh được tại ngoại hầu tra. Trong vòng từ 4 đến 6 tuần, hồ sơ điều tra của cảnh sát mới chuyển đến tòa và do đó mới biết ngày xử.” Cũng theo bản tin thì, “Khi bà Ngọc Hạnh đưa về nơi giam giữ, đã quay lại nói thật lớn: “Tòa xử ép tôi, tôi sẽ chết để anh em đứng lên!” Một cảnh não nùng, người đàn bà nhỏ bé bị những người cảnh sát to lớn lôi kéo.”

Từ nhà tù Anh Quốc, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cũng đã gửi huyết thư đến đồng bào hải ngoại tố cáo nhà cầm quyền Anh Quốc đang âm mưu bóp nghẹt tiếng nói đấu tranh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền của những người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản mà chị là nạn nhân.

-Năm 2002, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đến Hoa Kỳ, tìm cách vào khách sạn Mariott là nơi Nguyễn Tấn Dũng, (lúc đó là) Phó Thủ Tướng VC và phái đoàn họp báo, lên tiếng tố cáo chế độ Cộng sản không có Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Bà bị chính quyền Hoa Kỳ bắt giữ và đưa ra tòa xử 5 năm tù giam về tội âm mưu khủng bố. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã từ chối lời đề nghị nhận tội để được giảm án với mục đích tố cáo tội ác của chế độ CSVN tại tòa án Hoa Kỳ. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã phải chịu 5 năm tù đày với mục đích tố cáo tội ác của CSVN trước pháp đình của Hoa Kỳ. Sau khi thụ án, bà lại tiếp tục công cuộc tranh đấu mà bà đã đề ra.

-Ngày 10-11-2011, tiếp nối công cuộc tranh đấu hạ cờ máu của VC, ông Trần Đại Ấn, một chiến sĩ chống Cộng đã công khai xé cờ đỏ sao vàng trong Siêu thị Géant Massenat quận 13, Paris.

Sau đó 2 ngày, trong một thông báo do ông Phan Đinh Anh Kim gửi đến quý đồng hương có nội dung như sau:

 “Kính thưa quý vị,

Ngày hôm nay sáng thứ Bảy 12-11-2011. Sau cuộc họp ngày hôm qua chúng tôi đã đề cử một phái đoàn đại diện các hội đoàn tại Paris, gồm 10 người do Bác sĩ Phan Khắc Trường, Chủ tịch Cộng Đồng NgườiViệt Quốc Gia Tự do tại Pháp, sáng nay đã đến Siêu thị Géaent Massena 13 để gặp Ban Giám Đốc. Họ đã đồng ý tháo bỏ cờ máu VC xuống ngay chiều hôm nay ngày 12-11-2011”.

Sau đó, bản tin “Cờ máu đã bị tháo bỏ” được loan tải trên các diễn đàn điện tử.

*

Chuyện oái oăm là trước những việc làm can đảm của những chiến sĩ chống Cộng như Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Trần Hồng, Trần Đại Ẩn… vẫn có những lời ong, tiếng ve phát xuất từ những kẻ tỵ hiềm, một thiểu số tự xưng là trí thức cho những việc làm này là “anh hùng cá nhân”, là “chống Cộng quá khích”, là vi phạm pháp luật v.v…

Theo chúng tôi, câu trả lời của “lão tướng” Trần Hồng trả lời bà Chánh án trong vụ xét xử ông ta đã dùng súng bắn vào quốc huy của VC là câu trả lời đã quá đủ cho các ông bà “đại trí thức”; nhưng tội nghiệp thay họ lại thiếu hẳn phần “tri thức!”

Xin mời bạn đọc nghe một đoạn trong cái gọi là “Ý kiến chúng tôi” của 14 vị trí thức mà ông “bình luận giaTrần Bình Nam, cố vấn của Tổ chức Phục Hưng, một tổ chức chính trị tại hải ngoại gọi là “những người nhà của VC như sau:

“… Theo chúng tôi, phải có một cuộc cải cách mang tính cách mạng và thể chế mới giải quyết được vấn đề này. Chúng tôi nghĩ rằng trách nhiệm này trước hết thuộc về đảng cầm quyền và trên thực tế hiện nay chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam mới đảm nhận được vai trò này”.

 “Kiss ass” VC ra mặt như “14 ông trí thức người nhà” của cái gọi là “Ý kiến chúng tôi” mà những người lãnh đạo Đảng CSVN còn coi chẳng ra gì thì nói gì đến cái gọi là “Thư ngỏ 35” của mấy ông bà tự xưng là trí thức làm ra vẻ khách quan của những “trí thức sa-lông”, “trí thức tháp ngà”, cả tả lẫn hữu. 

Đúng là cái cảnh:

 “Băm bảy năm chẳng đủ dài
Những con gà trống gáy ngày, gáy đêm!

*

Đã 37 lần quốc hận: Hãy hành động - Đừng hót lời chim chóc mãi!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét