“Thân lươn bao quản lấm đầu”
Đầu trơn chui rúc nơi đâu cũng vào
Mà làm ra vẻ thanh tao
Vênh vang, khệnh khạng, tào lao đủ điều
Văn chương chữ nghĩa rong rêu
Lương tâm đánh mất quá nhiều đắng cay
Đầu trơn chui rúc nơi đâu cũng vào
Mà làm ra vẻ thanh tao
Vênh vang, khệnh khạng, tào lao đủ điều
Văn chương chữ nghĩa rong rêu
Lương tâm đánh mất quá nhiều đắng cay
Giờ đây lên mặt “tao, mày”
Sau lưng tà lọt cối chày nhố nhăng
Hung hăng dàn trận lăng xăng
Thi đua bảo vệ nhà văn(g) đầu đàn
Mùi tanh theo gió bay tan
Nhớt ra thêm thối xóm làng đó đây
Lươn ơi, ta bảo lươn này
Thôi lươn xuống mộ khỏi “mày với tao!” (1).
(thơ Nguyễn Đạt)
*
“Đời tôi để lịch sử xử. Sự bắt bớ và xử tội
tất cả các phần tử đối lập quốc gia sẽ là một tội nặng, sẽ làm mất nước trong
tay Cộng Sản…”
Thoắt mà đã gần nửa thế kỷ, kể từ ngày văn
hào Nhất Linh, người đã dùng thuốc độc hủy mình “để cảnh cáo những
người chà đạp lên mọi thứ tự do”. Đất nước đã thực sự lọt vào tay Cộng Sản
12 năm sau di chúc lịch sử của văn hào Nhất Linh được công bố
Nhà văn Nhật Tiến, giải thưởng văn
chương toàn quốc với truyện dài “Thềm Hoang”, cách đây hơn 40 năm, đã đại
diện một nhóm nhà văn độc lập, đọc trước linh cữu Nhất Linh khi hạ huyệt những
lời vĩnh biệt:
“Kính thưa anh hồn văn hào Nhất Linh,
Thật vô cùng đau đớn và xót xa cho chúng tôi
khi chúng tôi nhận được tin văn hào đã quyết tâm từ bỏ hoàn cảnh sống nhỏ nhen
và tăm tối này để đi về chốn thanh cao.
Đại diện cho một nhóm nhà văn độc lập, không
phụ thuộc một màu sắc chính trị, không gia nhập một đảng phái, hôm nay trước
anh hồn của văn hào, chúng tôi xin được bày tỏ lòng tiếc xót của chúng tôi.
Trọn một đời gian khổ, không ngại khó khăn,
không màng danh vọng, văn hào đã tận tụy hy sinh, từ bỏ mọi quyền lợi riêng để
tranh đấu cho lý tưởng tự do, cho cuộc sống hạnh phúc của dân tộc.
Văn hào đã hoàn thành sứ mạng của người cầm
bút.
Văn hào đã nêu cao sĩ khí bất khuất của truyền
thống những nhà văn chân chính.
Cái chết của văn hào sẽ mãi mãi là ngọn đuốc
soi sáng con đường tăm tối của chúng tôi đang đi, là niềm khích lệ lớn lao cho
những khó nhọc mà chúng tôi sẽ gặp gỡ, là một tấm gương sáng láng mà mãi mãi những
kẻ cầm bút đi sau như chúng tôi phải soi vào để suy gẫm.
Chúng tôi xin nguyện trước anh hồn của văn
hào là chúng tôi sẽ nhất quyết theo đuổi con đường cao đẹp mà văn hào đã vạch
ra.
Đó là sự hoàn thành sứ mạng cao quý của các
nhà văn.
Đó là sự chống đối mãi mãi bạo quyền và bạo
lực.
Đó là sự đòi hỏi đến kỳ cùng quyền tự do được
sống làm người của toàn thể dân tộc, như ý muốn của văn hào trước khi nhắm mắt.
Ôi! Nói làm sao cho xiết nỗi lòng thống thiết
của chúng tôi trong những giờ phút đau đớn này.
Chúng tôi chỉ xin cầu nguyện cho anh hồn của
văn hào sớm tiêu diêu miền Cực Lạc, cũng như xin văn hào linh thiêng chứng nhận
những lời nói chân thành của chúng tôi trong giây phút vĩnh biệt này”.
Tôi tin, cũng như nhiều người khác tin, những
lời vĩnh biệt rất văn hoa và đầy xúc động của nhà văn Nhật Tiến khi ông đọc trước
linh cữu của văn hào Nhất Linh - “con người mang tên hai chữ Nhất Linh trong
suốt cuộc đời đã không làm điều gì vô ích, kể cả điều thông thường con người
không có quyền làm là sự chết” - nói theo cách nói của luật sư Dương Kiền.
Sau năm 1975, nhà văn Nhật Tiến đã ở lại Việt
Nam ,
đã biết thế nào là Cộng Sản, và sau đó đã vượt biển để biết thế nào là cái tâm
trạng:
Ta thương ta kiếp thuyền nhân
Một lần vượt biển muôn phần đớn đau!
Một lần vượt biển muôn phần đớn đau!
Có điều tôi không hiểu, tôi cũng nghĩ rằng
nhiều người khác không hiểu, về những việc làm của nhà văn Nhật Tiến khi ông
tuyên bố rùm beng trên báo chí ở hải ngoại trước khi trở về Việt Nam “để tìm chất
liệu sáng tác”.
Ông đã mang sách “Trăm hoa vẫn nở trên
quê hương” về Việt Nam
để xin xỏ hòa hợp hòa giải. Sau đó, trở ra hải ngoại chỉ thấy ông im hơi, lặng
tiếng. Có điều gì sai chạy chăng? Nhà văn vẫn theo đuổi những điều đã hứa trước
linh cữu của văn hào Nhất Linh là “hoàn thành sứ mạng cao quý của các nhà
văn… chống đối mãi mãi bạo quyền và bạo lực” với tư cách một nhà văn độc lập
hay giờ đây ông đã “phụ thuộc một màu sắc chính trị”?
*
Mới đây, tôi tình cờ đọc bài viết “Phong
trào Nhân văn Giai phẩm và Giải thưởng Nhà nước: Nhìn dưới góc người đọc” của
nhà văn Nhật Tiến viết về việc Đảng và Nhà nước xã nghĩa Việt Nam trao Giải thưởng
Nhà nước cho 4 nhà thơ trong nhóm Nhân văn Giai phẩm.
Nhà văn Nhật Tiến viết:
“… Bất chợt, ngày 13 tháng Hai năm 2007 vừa
qua, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ra quyết định tặng “Giải thưởng Nhà
nước cho các tác giả có tác phẩm hay, công trình văn học nghệ thuật giá trị
cao, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ tổ quốc”. Bốn người thuộc nhóm Nhân văn Giai phẩm nằm trong danh sách
được giải là Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt và Hoàng Cầm. Hai ông
Trần Dần và Phùng Quán thì đã mất, còn lại hai ông kia thì đều tỏ ra hoan hỉ nhận
giải, trị giá một bằng khen và 60 triệu đồng Việt”.
Bài viết của nhà văn Nhật Tiến, cũng là một
nhà văn đoạt “giải thương Văn chương Toàn Quốc” của chế độ Việt Nam Cộng Hoà có
nhiều điểm làm người đọc thắc mắc.
Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến
việc nhà văn Nhật Tiến “tiếc cho hai nhà thơ Lê Đạt và Hoàng Cầm”
Trong đoạn cuối, nhà văn Nhật Tiến viết:
“… Như vậy, vấn đề của Nhân văn Giai phẩm
(NVGP) chẳng những đòi hỏi giới lãnh đạo đảng CSVN một lời xin lỗi công khai,
minh bạch mà ngay đến cả những ai từng mạ lỵ, vu khống NVGP hiện nay vẫn còn
đang sống thì cũng nên bầy tỏ thái độ của mình. Sự im lặng sau ngần ấy năm đằng
đẳng vừa có thể khiến lương tâm các vị không dễ gì thanh thản mà hẳn còn bôi một
vết nhơ lên sự nghiệp cầm bút của mỗi người. Xin nhớ cho rằng không ai có thể
bôi xóa được lịch sử, nhất là trong lãnh vực văn chương.
Nói tóm lại, theo tôi, trong cương vị của một
người đọc vốn từng theo dõi những diễn tiến của phong trào NVGP, thì việc trao
Giải thưởng Nhà nước cho một nhóm nhỏ của
họ không thể là công việc đơn giản, khi làm xong ai nấy có thể hùa nhau
xí xoá hết.
Khi có tin mình được trao giải, hai ông Lê Đạt
và Hoàng Cầm đã hoan hỉ chấp nhận. Đó là sự tự do chọn lựa của các ông. Ông Lê
Đạt cho rằng:
“Đây là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn
còn hơn không.”
Còn ông Hoàng Cầm thì trả lời với phóng viên
báo An ninh Thủ đô rằng:
“Tôi buồn thương cho hai bạn Trần Dần và
Phùng Quán mất đã lâu không được biết là mình được xem xét lại. Các anh mất đi mà
vẫn buồn vì có cái oan chưa giải. Tôi thấy mình may mắn vì trời cho sống đến
bây giờ và lại được trao cái giải thưởng này.”
Nhà văn Nhật Tiến viết tiếp:
“Như thế, vốn mang cái tâm trạng “cái oan được
giải”, ta có thể hiểu được tại sao các ông ấy vui mừng khi có tin mình được giải.”
Và ông nhà văn Nhật Tiến đã tỏ ý tiếc cho
hai nhà thơ Lê Đạt và Hoàng Cầm như sau:
“Nhưng với riêng tôi, ở cương vị là độc giả
của các ông từ hơn nửa thế kỷ đã qua, tôi lại thấy tiếc cho hai ông về một điều:
Cho đến cuối đời, các ông có một dịp ngàn
vàng để nói thay cho nhiều người bị bách hại, vốn ngày xưa đã có cùng chí hướng
với các ông về cuộc đấu tranh cho tự do cầm bút. Phải chi các ông tuyên bố được
rằng: "Sẵn sàng nhận Giải với điều kiện Đảng CSVN minh bạch công
nhận đã sai lầm trong công cuộc đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm.”
Nói được như thế, tên tuổi của các ông lại
thêm một lần nữa chói sáng trong lòng độc giả và bộ mặt Nhân văn Giai phẩm cũng
không bị cái Giải ấy làm cho lu mờ đi.”
*
Với cương vị là một độc giả của nhà văn Nhật
Tiến cũng tròm trèm nửa thế kỷ qua, tôi cũng lấy làm tiếc cho nhà văn Nhật
Tiến với bài viết này ông chỉ làm cái việc mà người bình dân gọi là “lươn ngắn
mà chê chạch dài”!
Ông Nhật Tiến đã quên mất chuyện ông mang
sách “Trăm hoa vẫn nở trên quê hương” về nước để xin xỏ Đảng và Nhà Nước
xã nghĩa VN hòa giải, hòa hợp.
Trong sách này ông đã viết những lời như
sau:
“Chúng tôi vẫn thao thức với vận mệnh đất nước.
Dù ở trên phần đất nào, trong hay ngoài quê hương, dù định kiến chính trị khác nhau
như thế nào, qua lời các anh chị, chúng tôi vẫn thấy chúng ta còn nhiều điểm
tương đồng”.
Để đáp lại những lời xin xỏ của ông Nhật Tiến,
nhà văn từng đoạt Giải Thưởng Văn Chương thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà tờ Quân
Đội Nhân Dân xuất bản ngày 18 tháng 5 năm 1991 viết như sau:
“Thật là lố bịch, những kẻ đã từng là bồi
bút phục vụ chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam trước đây, khi nhân dân
phá bỏ chế độ thực dân năm 1975, thì chạy trốn ra ngoài sống lưu vong, tiếp tục
phản bội lại lợi ích dân tộc. Họ đã tự nguyện nhận tiền, nhận vàng, đô la của
thế lực quốc tế, tự nguyện làm công cụ thực hiện mọi mưu đồ chính trị đen tối
cho chúng, nay lại tự nhận mình là bạn đồng hành đi tìm tự do, dân chủ với những
người cầm bút trong nước, những người đã từng vào sinh ra tử với sự sống còn của
dân tộc trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ”.
Thật là đau đớn! Thật là chua xót cho những
kẻ bạc-đầu-đen-óc!
*
Nhà văn Nhật Tiến là người đã sinh sống nhiều
năm tại Hoa Kỳ là xứ sở của tự do, nắm nhiều cơ quan truyền thông trong tay, có
ai thấy ông lên tiếng, lên tăm gì về việc VC nó coi các văn nghệ sĩ trong nước
như con chó, muốn rọ mõm lúc nào thì rọ, muốn cởi trói lúc nào thì cởi.
Chuyện ông Nhật Tiến tỏ ý tiếc cho hai ông
Lê Đạt, Hoàng Cầm đúng là chuyện của những kẻ:
“Lươn ngắn mà chê chạch dài!”
*
Trong bài viết này tôi gọi ông Nhật Tiến là “nhà
văn con lươn” theo thành ngữ “lươn ngắn mà chê chạch dài”. Câu thành
ngữ này có nghĩa con lươn thì dài hơn con chạch nhưng nó lại chê con chạch dài
vì nó… có thấy thân mình nó đâu!
Tôi rất ngạc nhiên khi trong tháng 3 năm
2012, bài viết về những kẻ mà tôi gọi là “ngụy trí thức” đã và đang ra sức dùng
chiêu bài hoà hợp hòa giải để cứu nguy cho chế độ CSVN được đưa lên các diễn
đàn thì tôi nhận được qua email những lời quảng cáo về một quyển sách mới của
nhà văn Nhật Tiến. Trong cái gọi là “Lời Nói Đầu” cho thấy rõ ràng ông ta đáng
được gọi là “nhà văn con lươn” bởi vì cách hành xử của ông rất đúng với
câu Kiều lẫy:
“Thân lươn bao quản lấm đầu!
Đầu trơn chui rúc nơi đâu cũng vào”
của nhà thơ Nguyễn Đạt.
Đầu trơn chui rúc nơi đâu cũng vào”
của nhà thơ Nguyễn Đạt.
Người ta nói “Con chim sắp chết cất tiếng
bi ai, người sắp chết nói lời chân thật!”. Tôi cảm thấy thương hại cho ông
“nhà văn con lươn” Nhật Tiến khi ông gọi tôi (Nguyễn Thiếu Nhẫn) và nhà
văn Nguyễn Hữu Nghĩa là “những tên”; trong khi trong những bài
lên tiếng về những việc làm có hại cho công cuộc chống Cộng của người Việt hải
ngoại, tôi đều gọi ông ta là “nhà văn”, là “ông” Nhật Tiến.
Về việc ông Nhật Tiến trả lời phỏng vấn của
ông Vị Giang (bút hiệu của ông Nguyễn Ngọc Linh của báo Ngày Nay)
được ông Yên Mô (một bút hiệu khác của nhà văn Giao Chỉ tức cựu Đại
Tá Vũ Văn Lộc đem về đăng trên mục “Tạp Ghi” của tờ Thời Báo, tôi
đã viết bài trả lời cho ông ta tính ra đã 17 năm rồi. (2)
Ông ta cũng không thể lên tiếng về những
bài viết về ông ta của nhà văn Hoàng Hải Thủy về việc ông đã trả lời phỏng vấn
của đạo diễn VC Trần Văn Thủy trong quyển “Nếu Đi Hết Biển”. Và nhiều bài viết
của nhiều tác giả khác.
Nay, sau gần 25 năm gậm nhấm nỗi đau của kẻ
làm “thân lươn bao quản lấm đầu” trong việc xin xỏ Việt Cộng để giao lưu văn
hóa bị chúng nó chê hôi mùi thực dân đế quốc.
Nay, ông nhà văn Nhật Tiến bèn giở giọng “mày
tao chi tớ”, gọi những người công khai lên tiếng phê bình về những việc làm
sai của ông là “tên này, tên nọ” càng chứng tỏ với cái gọi là “hành
trình… cuối đời” gì đó của ông chỉ là cái cách gỡ gạc cuối đời của một nhà
văn “đã lỡ làm thân lươn” mà thôi.
Thành ngữ có câu : “Lươn bò để tanh cho rổ”.
Tiếc cho “cái rổ văn chương” Việt Nam bị
tanh tao vì “nhà văn con lươn” Nhật Tiến!
NGUYỄN THIẾU NHẪN
http://nguyenthieunhan.wordpress.com
http://nguyenthieunhan.wordpress.com
(1) Nhại ca dao:
“Trâu ơi
ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
(2). Có thân hữu cho biết trong Thời Báo số
báo cuối tuần, ông Ký Còm Vũ Bình Nghi có đăng lại bài phỏng Nhật Tiến của
Đinh Quang Anh Thái báo Người Việt ở Nam Cali và muốn biết ý kiến của
tôi về chuyện ông này góp ý cà khịa.
Xin thưa: Đã từ lâu tôi không để ý tới các
ông Vũ Bình Nghi, Tú Gàn… vì tôi nghĩ rằng mọi người đã biết rõ lập trường
và nhiệm vụ phải làm của những ông này. Còn nhiều việc cần làm, phí thời giờ
làm gì với một tờ báo:
-Đã phải đăng
lời xin lỗi trên trang 1 trong 1 tuần lễ vì đã vu cáo cựu Trung Tá Biệt Động
Quân Đoàn Thi gá bạc và chứa gái ở cầu Tân Thuận;
-Đã phải bồi
thường gần 70,000USD cho ông cựu Thiếu Tá CSQG Thái Văn Hoà vì tội vu
cáo, mạ lỵ ông này theo lệnh của toà án quận hạt Santa Clara.
-Đã bị đồng
bào biểu tình trước tòa soạn 87 lần vì đã phỏng vấn tên Tổng lãnh sự VC Nguyễn
Xuân Phong và đã làm chuyện rất “còm cõi tư cách” là đem mắm thối đổ
ra đường số 10 để vu vạ cho người biểu tìn; nhưng trời bất dung gian bị chụp
hình đăng báo khiến không còn dám vác mặt đi đâu.
Không nên phí
thì giờ hơn thua với những kẻ “còm cõi tư cách” như thế mà làm gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét