Trang

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Cách Hoa Kỳ nhìn về Việt Nam: Một thay đổi rõ nét

Nhân ngày Tự Do Báo Chí 3 tháng 5 vừa qua, Tổng Thống Obama nêu trường hợp của Blogger Điếu Cày để báo động tình trạng đàn áp tự do báo chí và kêu gọi các chính quyền tôn trọng quyền tự do này.

Chúng ta không được qu ên những người… như Blogger Điếu Cày, mà việc bắt bớ năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt nhắm vào nền báo chí công dân ở Việt Nam”, TT Obama nói.


Chúng ta hoan hỉ về sự kiện này vì nó biểu lộ mối quan tâm của Hoa Kỳ không những đối với cá nhân Blogger Điếu Cày mà đối với chính sách bóp nghẹt tự do báo chí ở Việt Nam nói chung. Quả vậy, TT Obama nhắc đến Việt Nam như một trong các trường hợp nổi bật về vi phạm tự do báo chí trên thế giới, đồng hạng với các quốc gia Syria, Eritrea, Ecuador, Belarus, và Cuba.

Nếu chúng ta hiểu rằng mỗi bài phát biểu của Tổng Thống Hoa Kỳ đều có sự tham khảo, góp ý của nhiều cơ quan, phải qua nhiều vòng duyệt và chuẩn bởi nhiều giới chức hữu trách về chính sách, thì việc chọn Blogger Điếu Cày và Việt Nam làm điểm nhấn cho lời phát biểu không phải là một quyết định bâng quơ mà nó thể hiện sự đồng tâm trong nội bộ Hành Pháp Obama.

Đây là một bước ngoặt đáng kể về chính sách và mỗi người ký thỉnh nguyện thư đều có thể tự tin rằng mình đã góp phần cho thành quả ấy.

Tôi biết chắc điều này vì hai lẽ.

Thứ nhất, cách đây hơn hai năm, ngày 21 tháng Giêng năm 2010, khi Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tự do internet, thì Việt Nam không thuộc các quốc gia mà Bộ Ngoại Giao đặc biệt quan tâm. Khi tôi hỏi về các bloggers bị bắt bớ và xử tù ở Việt Nam, Bà Ngoại Trưởng không biết, không chuẩn bị nên trả lời loanh quanh.

Điều này cho thấy rằng các thuộc cấp hữu trách đã không đặt nặng cuộc đàn áp các Bloggers đang diễn ra ở Việt Nam trong các bản phúc trình gởi cho Bà; Việt Nam đã không nằm trong trọng tâm về nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nhờ những cuộc vận động hậu trường liên tục của một số tổ chức, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm hơn về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, nhưng chính sách của họ vẫn rất dè dặt. Nhóm chủ trương nhân nhượng và bao che cho Việt Nam có vẻ mạnh thế hơn các giới chức thực sự quan tâm về nhân quyền.

Chính bởi vậy chúng ta cần và đã lên tiếng trực tiếp với Toà Bạch Ốc qua một chiến dịch thỉnh nguyện thư ồ ạt. Và chúng ta có thể kết luận, tiếng nói của chúng ta đã đến tai Tổng Thống Hoa Kỳ và đã tạo được sự quan tâm của cả Hành Pháp.

Lý do thứ hai để khẳng định điều này là: Nội dung thỉnh nguyện thư gởi TT Obama nêu đích danh Blogger Điếu Cày.

Với sự tự tin về thành quả đạt được này, tập thể người Việt ở Hoa Kỳ cần đẩy xa hơn nữa nỗ lực đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam.

Tôi đã viết loạt bài hướng dẫn để chúng ta từng bước một thực hiện điều này (trên machsong.org)

Các link liên quan:

http://gcepbd.ning.com/profiles/blogs/hillary-rodham-clintons

http://iipdigital.usembassy.gov/st/english/texttrans/2012/05/201205035037.html#axzz1uEmHUVbJ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét